Điểm sàn cao: Các trường dồi dào nguồn tuyển
Hệ số dôi dư 1,39
Ngày 12/7, Hội đồng điểm sàn đã họp và quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH. Ngay sau cuộc họp, thông tin với báo chí về điểm sàn 15,5, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Năm nay, cả nước có 640.425 thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH. Tổng chỉ tiêu ĐH xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia là 332.496.
Thí sinh đang tìm hiểu thông tin xét tuyển vào các trường đại học năm 2017 |
Dựa trên 3 căn cứ là điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào, nguồn tuyển và sự dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền, Hội đồng điểm sàn quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 15,5 không nhân hệ số và không tính điểm ưu tiên. Với mức điểm 15,5, sau khi đã lọc thí sinh trùng theo nguyện vọng 1 trên sàn, hệ số dôi dư là 1,39%. Có nghĩa, số thí sinh trên sàn thừa tới 39% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH. Thứ trưởng Ga cũng cho biết, 15,5 là mức điểm sàn cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi chúng ta thực hiện thi “3 chung” đến nay. Bởi những năm trước điểm sàn chỉ ở mức 13, 14, 14,5 và 15. Tuy tăng 0,5 điểm nhưng đó là sự cố gắng rất lớn của thí sinh và nhà trường trong quá trình dạy, học.
Nhiều người lo ngại điểm thi cao, chất lượng đầu vào ĐH không đảm bảo, về việc này ông Ga phản hồi: Như chúng ta đã thấy, dự báo ban đầu như thay đổi cách thi, ra đề, có thể thí sinh làm bài không tốt bằng năm xưa. Nhưng kết quả thi cho thấy các em đã thích nghi rất nhanh với cách ra đề, dạy và học ở trường phổ thông nên làm bài thi đạt kết quả rất tốt. Tôi tin chắc chắn các em vào trường ĐH sẽ phát huy được khả năng của mình. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, rất cần tính sáng tạo, sự nhanh nhạy và thích nghi với môi trường. Điều này cho thấy học sinh của chúng ta có những khả năng rất tốt góp phần vào nâng cao chất lượng ĐH.
Trường top đầu tuyển đủ chỉ tiêu ngay đợt 1
Trước câu hỏi của phóng viên về việc điểm sàn tăng, số lượng thí sinh vào các trường top trên, giữa và dưới như thế nào, ông Ga khẳng định 39% thí sinh trên điểm sàn dôi dư sẽ hoàn toàn dồi dào về nguồn tuyển cho các trường. Vừa rồi, với mức 15,5 điểm, Bộ GD&ĐT chạy thử phần mềm xét tuyển với cơ sở dữ liệu của thí sinh đăng ký trước kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả cho thấy có khoảng 90 trường tuyển đủ chỉ tiêu ngay đợt xét tuyển đầu tiên; 83% thí sinh trúng tuyển/tổng chỉ tiêu xét tuyển của các trường ngay trong đợt 1. Điều này đồng nghĩa các trường top đầu sẽ tuyển đủ chỉ tiêu ngay lập tức ở đợt 1. “Với khoảng 83% thí sinh trúng tuyển trong đợt 1 năm nay cũng tương thích với các năm trước (từ 75 – 85%). Năm nay, thí sinh đăng ký nguyện vọng trước và tới đây sẽ điều chỉnh chắc chắn sẽ không thay đổi nhiều, vì nhiều em sẽ giữ lập trường” – ông Ga khẳng định.
Điểm sàn tăng cao, các trường top dưới và cao đẳng, trung cấp rất khó tuyển? Ông Ga cho rằng vấn đề là mặc dù thí sinh trên sàn thừa nhiều nhưng các em có muốn vào những trường đó học hay không lại phụ thuộc vào chất lượng đào tạo cũng như uy tín của nhà trường. Vì thế, muốn tuyển được thí sinh, các trường cần phải cố gắng marketing tuyên truyền, cùng với đó là nâng cao về chất lượng đào tạo, thí sinh ra trường có việc làm chiếm tỉ lệ cao thì những người trên sàn mới đăng ký. Ông Ga cũng cho rằng, năm nay cơ hội trúng tuyển của thí sinh rất cao. Đặc biệt, với việc các em được đăng ký không hạn chế nguyện vọng ngành vào nhiều trường khác nhau, thí sinh nên đăng ký cùng một ngành vào nhiều trường. Ví dụ, thí sinh đăng ký ngành Quản trị kinh doanh vào trường ĐH top đầu, top giữa và cuối. Nếu các em trượt nguyện vọng 1 thì có thể trúng ở nguyện vọng sau.
Hơn nữa, ông Ga khuyên thí sinh nên có sự dịch chuyển. Vì bình thường, các em thích đi học ở trường gần nhà để được sống cùng với gia đình. Nhưng, các trường ĐH ở TP lớn thường có số lượng thí sinh giỏi lấp đầy cho nên những em điểm thấp hơn không có cơ hội. Những em này muốn đi học ĐH thì phải tính đến việc ra các địa phương để tìm kiếm trường có yêu cầu điểm chuẩn phù hợp với điểm thi của mình.
Trường top trên điểm chuẩn sẽ tăng Thứ trưởng Bùi Văn Ga dự đoán điểm chuẩn của các trường top trên sẽ nhích lên. Tuy phổ điểm cao nhưng không bị dốc nên các trường top đầu không khó khăn trong tuyển sinh và xác định điểm trúng tuyển. Trong trường hợp một vài ngành có sức hút lớn, điểm thi cao và nhiều em có điểm trùng nhau thì họ đã tính toán sử dụng các tiêu chí phụ. |
Theo Thủy Trúc/Kinh tế đô thị
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40