Đi tìm những địa chỉ quà vặt xuyên Việt để ‘lê la’ thưởng thức
Những món ăn đường phố dưới 10.000 đồng ở Hà Nội | |
Thận trọng với món ăn vặt tưởng chừng vô hại |
Cả hai cuốn sách đều được thực hiện theo tinh thần khám phá và hài hước. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa những đoạn văn ngắn (giới thiệu về nguồn gốc món ăn, chỉ dẫn cách làm, địa chỉ thưởng thức) và những hình ảnh minh họa sinh động tạo ra màu sắc vui nhộn, hiện đại, cuốn hút nhưng cũng không kém phần sâu lắng cho hai cuốn sách.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Minh Sơn/Vietnam+) |
Cách làm mới đã tạo ra dấu ấn riêng cho “Lê la quà vặt” và “Ăn quà xuyên Việt”giữa khá nhiều cuốn sách về đề tài ẩm thực hiện nay. “Dự án này ra đời sau 8 năm ấp ủ. Chúng tôi không có tham vọng thực hiện những cuốn sách dạy nấu ăn (với những công thức, hướng dẫn tỉ mỉ…) mà chỉ muốn đưa ra những chỉ dẫn mang tính gợi mở với bạn đọc,” Đặng Hồng Quân chia sẻ.
Đó cũng là lý do mà những món ăn xuất hiện trong hai cuốn sách lại được gọi chung bằng cái tên dân dã - “quà vặt.” Nguyễn Trương Quý bảo, chúng khác với những món ăn được chế biến, bày biện và trang trí cầu kỳ, kiểu cách trong những nhà hàng sang trọng. “Quà vặt” là những món ăn bình dân, gắn liền với cuộc sống thường nhật của con người. Nó cũng là thực thể sống, luôn vận động, biến đổi theo thời gian.
Những nét minh họa sinh động và những thông tin cô đọng là điểm nổi bật của hai cuốn sách. (Ảnh: NXB Trẻ) |
Lắng lại và quan sát kỹ, ta còn thấy được trong đó nhịp sống, không gian sinh hoạt của con người, sự thú vị của đời sống và cả những câu chuyện văn hóa, lịch sử của vùng đất ấy.
Nếu như “Lê la quà vặt” đưa độc giả đến với những hàng quán của Hà thành tấp nập thì “Ăn quà xuyên Việt” mở rộng không gian tới mọi miền của Tổ quốc từ Tây Bắc hùng vĩ đến miền Trung, miền Tây mênh mông sóng nước và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh náo nhiệt.
“Mỗi vùng miền có những món ăn đặc trưng, những quán xá (với khung cảnh giản dị thôi nhưng có thương hiệu riêng nhờ những bí quyết khác biệt) làm nên diện mạo ẩm thức của nơi ấy. Bởi vậy, khi lựa chọn những món ăn và địa chỉ để đưa vào hai cuốn sách này, chúng tôi không thể bỏ qua yếu tố truyền thống này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đưa vào những lựa chọn riêng, theo cảm nhận chủ quan và trải nghiệm riêng,” tác giả Nguyễn Trương Quý bày tỏ.
Bởi vậy, những thông tin trong đó mang tính gợi mở rõ nét. “Lê la quà vặt” và “Ăn quà xuyên Việt” cũng khá thời sự khi đề cập đến những vấn đề như dẹp vỉa hè hay “bún mắng, cháo chửi”…
Có thể nói, đó là hai cuốn sách không khó đọc. Bạn có thể đọc một mạch nhưng cũng có thể nhẩn nha từng mẩu chuyện trong đó, để rong ruổi theo hai tác giả trong hành trình “lê la” thưởng thức ẩm thực.
Chuyện "bún mắng cháo chửi" được thể hiện sinh động trong sách. (Ảnh: NXB Trẻ) |
“Lê la quà vặt” và “Ăn quà xuyên Việt” không chỉ có sự thú vị, say mê của hành trình khám phá thế giới “quà vặt” mà còn dựng lại cả những lộn xộn, ồn ã của phố phường, đời sống.
Những câu chuyện gần gũi, quen thuộc (như chuyện một ông chủ quán bún lớn tiếng với khách hàng: “Quán này không có mọc, thích thì ra chợ mua về mà ăn!”) hay những cách giới thiệu món ăn nhiều ẩn ý (như “Trà đá vỉa hè: Trung tâm tin vịt” hay “Bánh khúc: Cồn cào tiếng rao khuya"…) chắc hẳn sẽ mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau.
“Tôi thích chất đường phố ở hai cuốn sách này. Chúng giúp tôi tìm lại những ký ức tuổi thơ và neo giữ trong tôi những câu chuyện, hình ảnh của cuộc sống đương đại,” nghệ sỹ ưu tú Chiều Xuân chia sẻ.
“Lê la quà vặt” và “Ăn quà xuyên Việt” do Nhà xuất bản Trẻ phát hành tháng 11/2017.
Theo An Ngọc/ vietnamplus.vn
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40