Di sản văn hóa Việt Nam: Kết tinh những tinh hoa truyền thống
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Tôn vinh di sản áo dài Việt | |
Nhiều hoạt động chào mừng ngày di sản văn hóa Việt Nam |
Tinh hoa làng nghề, phố nghề
Tiến sỹ Nguyễn Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương, tập quán riêng theo nghĩa rộng. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 297 làng nghề được công nhận, trong đó có 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 51 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm…
Các chuyên gia, các nhà văn hóa cùng tọa đàm về tục thờ Tổ bách nghệ của Việt Nam tại di tích Đình Kim Ngân (Phố cổ Hà Nội). ảnh: Bảo Thoa |
Còn Phố nghề là khái niệm chỉ không gian giao thông đường – phố đô thị gắn với những nghề nhất định. “Cụm từ Hà Nội 36 phố phường là cách nói ước lệ của các phố nghề có lẽ xuất phát từ cách diễn đạt của nhà văn hóa Dương Quảng Hàm trong ca dao về 36 phố ở Hà Nội. Thực ra các phố chuyên buôn bán, sản xuất có tên “hàng” có thể đến gần 80 phố tại Hà Nội, trong đó có một số nghề nằm trong phố cổ. Đặc trưng nổi tiếng nhất của phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các Làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình”, Tiến sỹ Nguyễn Vi Khải phân tích thêm.
Nhiều Phố nghề Hà Nội có nguồn gốc từ Làng nghề Hà Tây cũ, người dân lập nghiệp trở thành Phố nghề ở đất kinh thành và định cư sống lâu dài tại đất Thăng Long. Khi đó, quan hệ giữ những người làm nghề còn sâu sắc trong mối quan hệ văn hóa chung.
Thống kê nguồn gốc nghề từ Làng ra Phố ở Kinh thành cho thấy có nhiều nghề như Nghề thêu gốc thì ở các làng Quất Động, Hướng Dương, Đào Xá huyện Thường Tín. Nghề thêu do cụ Lê Công Hành sáng lập khoảng năm 1650, nay là khu vực phố Yên Thái và cuối phố Hàng Trống; Nghề làm lọng gốc ở thôn Đào Xá, huyện Thường Tín cũng do cụ Lê Công Hành sáng lập, sau các nghệ nhân làm lọng tập trung ở phố nghề xunh quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm; hay nghề mộc, đồ gỗ có gốc ở làng Liễu Viên, Phượng Dực, huyện Thường Tín mà sau này dân làng mộc tạo nên phố nghề Trang Lâu (Lò Sũ hiện nay); nghề tiện có nguồn gốc từ làng Nhị Khê, dân nghề tập trung ở các phố Hàng Hành, Hàng Gai, Tô Tịch. Giờ đây ở số 11 Hàng Hành còn có Nhị Khê vọng từ thờ tổ nghề tiện…
Có rất nhiều Làng nghề ra Phố nghề ở đất Thăng Long – Hà Nội, nhưng dù là nghề gì cũng có những nét đặc trưng riêng tạo nên một quần thể di sản văn hóa đặc sắc, tinh hoa của đất kinh kỳ.
Văn hóa thờ cúng tổ nghề
Tín ngưỡng thờ tổ nghề ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được coi là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện sự biết ơn đến những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Hoàng Khôi, đề cao vị tổ nghề là đề cao một công tích của người khai sáng một nghề, một ngành nào đó giúp cho một tiểu cộng đồng, một cộng đồng nâng cao đời sống, thay đổi vị thế, có thể trường tồn với thời gian. Đó là một thái độ đẹp, một lối sống đẹp, một biểu hiện của lòng biết ơn đối với “Bách nghệ tổ sư”. Dân tộc ta hàng ngàn năm nay cùng với nghề nông là cơ bản, đã có nhiều nghề thuộc nhiều lĩnh vực: Ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủ công, mỹ nghệ… Những nghề nghiệp ấy đảm bảo cuộc sống trường tồn cho các tầng lớp nhân dân và đến ngày nay vẫn đang trực tiếp phục vụ cho nhiều nhu cầu trong đời sống.
Tiến sỹ Nguyễn Vi Khải dẫn chứng, việc thờ cũng tổ nghề cũng gắn liền với việc tổ chức các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc. Có những phố nghề tổ chức thường xuyên việc rước xách từ làng quê cũ ra Kinh, mà dân phường thêu ở phố Yên Thái là một ví dụ khá tiêu biểu. Cũng có một số nơi gắn Lễ hội với liên hoan, triển lãm, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm làng nghề như Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội do Sở Du lịch và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long, trong đó có sự kiện Lễ rước Tổ nghề truyền thống của 3 làng nghề tiêu biểu là làng nghề gỗ mỹ nghệ La Xuyên, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, làng nghề Gốm sứ Bát Tràng.
Đặc biệt với việc thờ cúng tổ nghề gắn với bảo tồn phát triển Làng nghề, Phố nghề là định hướng đến giá trị đạo lý không chỉ là “uống nước nhớ nguồn” mà ở cung bậc cao hơn thế là hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ.. giá trị sống nhân văn hơn. Mối quan hệ này là quá trình lan tỏa giá trị văn hóa nghệ thuật bao gồm nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật, hội họa, văn hóa ẩm thực vùng miền… Mối quan hệ Làng nghề đến Phố nghề và tục thờ tổ nghề là một liên mạch khẳng định không gian và hành trình di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt nói chung và người dân đất Thăng Long – Hà Nội nói riêng.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35