Chợ cóc, chợ tạm:

Dẹp mãi không xong, vì sao?

Mới sớm tinh mơ trên mọi ngõ, ngách của Thành phố đã tấp nập kẻ mua người bán. Trong đó, sự hiện diện của chợ cóc, chợ tạm vốn gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông là tấp nập nhất. Mặc dù, cơ quan chức năng đã xây dựng đề án quy hoạch chợ cóc, chợ tạm từ năm 1998, nhưng cứ dẹp nơi này, chợ lại mọc ở nơi khác.
dep mai khong xong vi sao Lại tái diễn chợ cóc tại khu chung cư mới
dep mai khong xong vi sao Chợ cóc gây cản trở giao thông

Dẹp chỗ này, mọc chỗ kia

Báo cáo tại Hội nghị giao ban trực tuyến Công tác quản lý nhà nước cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Cuối năm 2016, Hà Nội có 52 chợ cóc, chợ tạm. Tuy nhiên, chỉ 3 tháng đầu năm 2017, thống kê sơ bộ lại có đến 213 chợ cóc, chợ tạm mới “mọc lên” ngay sau dịp tết Nguyên Đán.

Để kịp thời chấn chỉnh tình trạng này, Sở Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiên quyết trong công tác xử lý. Trong quá trình xử lý vi phạm nếu không báo cáo kịp thời, để phát sinh chợ cóc, chợ tạm thì đội quản lý thị trường tại khu vực đó phải chịu trách nhiệm. Nhờ có biện pháp này đến nay, Sở Công Thương và các quận huyện đã xử lý được 94 chợ cóc, chợ tạm.

dep mai khong xong vi sao
Từ con phố to đến ngõ nhỏ, sự hiện diện của chợ cóc, chợ tạm đã gây mất vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị từ nhiều năm qua.

Trên thực tế, theo khảo sát của PV, từ con phố to đến ngõ nhỏ trên khắp địa bàn Thành phố, chỉ dăm ba cái xe thồ chở thực phẩm tập trung ở một lề đường là có thể họp thành một cái chợ cóc. Sự hiện diện của chợ cóc, chợ tạm đã gây mất vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cũng thừa nhận: “Việc xử lý triệt để chợ cóc, chợ tạm là một bài toán khó do phong tục, tập quán mua bán của người dân, kỷ cương chưa nghiêm và quá trình vận động người dân chưa đạt yêu cầu. Tại một số chợ dân sinh do doanh nghiệp đầu tư, công tác quản lý, khai thác lại đưa ra mức giá thuê địa điểm bán hàng cao gấp 3 - 5 lần so với trước, khiến nhiều tiểu thương không muốn vào kinh doanh. Đây là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng chợ cóc liên tục mọc lên”.

Về tình trạng tái họp chợ sau khi giải tỏa vẫn diễn ra, đại diện Sở Công Thương nhấn mạnh, trong quá trình triển khai, chính quyền tại một số địa phương đôi lúc còn chưa quyết liệt, công tác giải tỏa các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm còn chưa triệt để dẫn đến tình trạng tái phát và phát sinh mới các tụ diểm chợ cóc với quy mô nhỏ. Đặc biệt nhiều quận, huyện, thị xã vẫn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, phương án bố trí sắp xếp, quản lý, đề xuất các điểm phù hợp để UBND TP cho phép bố trí các hộ kinh doanh vào hoạt động.

Khó kêu gọi đầu tư

Theo bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương, thống kê đến thời điểm hiện tại, có 130 doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư chợ nhưng không có lãi.

Do vậy, chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực này không được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư chợ đang gặp khó khăn do liên quan đến Quyết định 40/2015/QĐ-TTg quy định các tỉnh, thành phố không gặp khó khăn thì không được dùng ngân sách đầu tư tập trung.

Nhiều chuyên gia cho rằng để giảm tải được chợ cóc, chợ tạm thì trước hết phải giải được bài toán chợ dân sinh. Chợ dân sinh có vai trò không thể thiếu được trong đô thị ít nhất trong khoảng 30 đến 50 năm tới. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nhà nước nên coi việc đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác chợ dân sinh như mô hình dịch vụ công để có thể giải quyết hài hòa mối quan hệ Nhà nước - thương nhân – doanh nghiệp và nhu cầu của người dân. Mặc dù UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch chuyển đổi 14 mô hình chợ giai đoạn 2012 - 2015, nhưng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn, không thực hiện được. Cả thời gian đó trên địa bàn Thành phố chỉ thực hiện được 11 mô hình chợ.

Không những thế, bài toán kêu gọi đầu tư cũng là vấn đề nan giải cần được tháo gỡ. Theo bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương, thống kê đến thời điểm hiện tại, có 130 doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư chợ nhưng không có lãi. Do vậy, chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực này không được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư chợ đang gặp khó khăn do liên quan đến Quyết định 40/2015/QĐ-TTg quy định các tỉnh, thành phố không gặp khó khăn thì không được dùng ngân sách đầu tư tập trung. “Hiện đang có 83 chợ trong diện cấp bách phải cải tạo nhưng không thể sử dụng vốn ngân sách, vì vậy theo chủ trương của thành phố, các quận, huyện, thị xã có thể dùng ngân sách của mình để đầu tư cải tạo hệ thống chợ, mở đường góp phần tăng hiệu quả kinh tế cũng như ngăn chặn chợ cóc bùng phát” – đại diện Sở Công Thương cho hay.

Thực tế, với tính tự phát, cùng với thói quen của người tiêu dùng muốn mua bán nhanh gọn, thuận tiện tại nơi cư trú hay trên tuyến đường giao thông thì rõ ràng quản lý chợ cóc, chợ tạm không đơn giản chỉ cần mỗi thiết chế. Bài toán dung hòa để hợp lòng dân không dễ dàng với những người làm chính sách, theo guồng quay của nhịp sống đô thị, thói quen tiêu dùng đó cũng sẽ phải thích nghi với nhu cầu của sự phát triển. Và do đó, chỉ với sự ý thức trên tinh thần hợp tác xây dựng của mỗi cá nhân và chính quyền của mỗi khu phố mới có thể trả lại cho Thủ đô những con phố văn minh, hiện đại với nét đẹp vốn có của nó.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động