Để phát triển hạ tầng đô thị thành công: Điểm danh những siêu dự án
5 nguyên nhân VNR kiến nghị dừng siêu dự án sông Hồng | |
Siêu dự án tại sông Hồng: Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét |
Nếu như trước đây,các công trình hạ tầng đô thị, thực hiện bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ chính thức (ODA) và hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh và chuyển giao) thì nay, TP.Hà Nội đã công khai kêu gọi doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án. Việc kêu gọi này không chỉ khơi thông dòng vốn xã hội hóa đầu tư mà còn khẳng định quyết tâm của Thành phố trong việc luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.
Các dự án cải tạo khu tập thể cũ bằng việc xây mới là một trong những điểm nhấn kêu gọi đầu tư của Thành phố. |
Theo đó, tại hội nghị, Thành phố đã đưa 2 danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư: Thứ nhất là danh mục các dự án dự kiến kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Thành phố giới thiệu 52 dự án và tổng mức đầu tư 338,725 ngàn tỉ đồng (tương đương khoảng 16 tỉ USD).
Trong đó chỉ tính lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật với 35 dự án về đường sắt đô thị, dự án cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống có tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 331 ngàn tỉ đồng. Thứ hai là, danh mục dự án kêu gọi xã hội hóa với tổng số 43 dự án, có mức đầu tư dự kiến là 372,25 ngàn tỉ đồng. Mức đầu tư lớn của các dự án xã hội hóa thuộc về lĩnh vực nhà ở (316 ngàn tỉ đồng) và hạ tầng xã hội (36 ngàn tỉ đồng).
Trong số này có 2 dự án hạ tầng giao thông rất đáng chú ý nhất là Dự án Trục dọc sông Hồng đoạn từ cầu Thượng Cát đến cầu Thanh Trì (bờ phải) với tổng mức đầu tư dự kiến là 29.000 tỉ đồng, toàn tuyến có chiều dài hơn 29km và Dự án Trục dọc sông Hồng đoạn từ cầu Thượng Cát đến cầu Thanh Trì (bờ trái) với tổng mức đầu tư dự kiến là 22.619 tỉ đồng, chiều dài 23,6km.
Nhìn vào quy mô và phạm vi thì 2 tuyến đường này gần như là 2 tuyến đường huyết mạch chạy song song hai bên sông Hồng của phần lõi Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng. Là tuyến đường quan trọng kết nối giữa vùng nội đô lịch sử với phần đô thị mở rộng đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh như Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Thanh Trì…
Bên cạnh kêu gọi đầu tư vào hạ tầng đô thị thì lĩnh vực bất động sản cũng được Hà Nội chú trọng, đó là dự án nhà ở xã hội với việc cải tạo khu tập thể cũ. Theo đó, thành phố Hà Nội kêu gọi đầu tư để cải tạo xây mới 10 khu chung cư đã ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 30 - 40 năm đưa vào sử dụng.
Để thực hiện các dự án này, Hà Nội cần tới hơn 361.000 tỉ đồng để xây mới. Ví như: Tập thể Ngọc Khánh, Ba Đình có quy mô 24 ha cần 47.000 tỉ đồng; tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy quy mô 31 ha cần 42.800 tỉ đồng; tập thể Giảng Võ, Ba Đình có quy mô 28,47ha cần 30.000 tỉ đồng; tập thể Thành Công, Ba Đình quy mô 36,6ha cần 50.000 tỉ đồng; tập thể Vĩnh Hồ, Đống Đa cần 33.600 tỉ đồng; tập thể Kim Liên, Đông Đa quy mô 41,4ha cần 42.000 tỉ đồng; tập thể Trung Tự và lân cận có quy mô 19,9ha cần 32.400 tỉ đồng; tập thể Khương Thượng, Đống Đa quy mô 29,5ha cần 22.400 tỉ đồng; tập thể Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng quy mô 17,4ha cần 29.000 tỉ đồng; tập thể Tân Mai, Hoàng Mai có quy mô 4ha cần 96.200 tỉ đồng.
Được biết, cuối tháng 2. 2016, Thành phố đã công bố danh sách 42 chung cư ở 5 quận, huyện nằm trong tình trạng "nguy hiểm". Những khu tập thể cũ này tại Hà Nội chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng từ ngân sách trước những năm 1980, phần còn lại được xây dựng từ nguồn vốn tự có của các tổ chức kinh tế - xã hội.
Thực tế cho thấy, mặc dù các khu chung cư cũ phần lớn nằm trong khu vực nội đô, vị trí đắc địa, nhiều khu được ví là “đất vàng” ở Hà Nội nhưng cái khó nhất trong cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là vấn đề cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp – người dân và Nhà nước. Và cũng chính vì vấn đề này mà chủ trương cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội dù được đưa ra cách đây hơn 10 năm nhưng vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Thương Huế
Bài 2: Những “nút thắt” cần mở
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01