5 nguyên nhân VNR kiến nghị dừng siêu dự án sông Hồng
Siêu dự án tại sông Hồng: Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét | |
Siêu dự án tại sông Hồng: Các bộ ngành nói gì? |
Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Điều Phối viên cấp Quốc gia của VNR, sau thông tin Thủ tướng Chính phủ có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt DA vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật, VNR khẳng định quan điểm nhất quán không ủng hộ dự án này và đề nghị Chính phủ loại bỏ hẳn dự án này.
Dự án đường thủy xuyên Á nhận được nhiều ý kiến phản biện của dư luận và các nhà khoa học. |
Theo bà Vân, có 5 nguyên nhân để VNR kiến nghị xin loại bỏ DA này. Cụ thể hiệu quả điện năng từ dự án mang lại là quá nhỏ (228 MW - tương đương với 912 triệu KW/năm), đóng góp lượng điện chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia, trong khi dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn khi làm thủy điện bậc thang. Dự án cũng không nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2020 và Quy hoạch điện VII, nên việc triển khai dự án này sẽ phá vỡ quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội vùng ĐBSH. Việc đầu tư làm thủy điện bậc thang loại nhỏ có hiệu quả kinh tế thấp trên sông Hồng không thực sự cần thiết.
Cạnh đó, DA chưa tính đến tác động về môi trường dân sinh, do đó sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Việc làm các đập thủy điện và nạo vét dòng chảy trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt, gây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc ĐBSH.
Trao đổi với PV báo LĐTĐ, một quan chức ở Bộ KHĐT cho hay: Thực ra Dự án giao thông thủy xuyên Á mới chỉ là đề xuất của chủ đầu tư. Còn có được chấp thuận và triển khai hay không lại là chuyện khác, phải trải qua nhiều công đoạn. Cụ thể, phải được các cơ quan chức năng thẩm định, sau đó tiến hành phê duyệt dự án tiền khả thi rồi tổ chức đấu thầu… |
Đồng thời, việc triển khai DA sẽ gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng sông Hồng. Thượng nguồn sông Hồng là sông Thao và sông Lô – Gâm là nơi có những bãi cá đẻ và duy trì nguồn gen cho thủy sinh. Nếu nạo vét làm âu thuyền cũng như đập thủy điện trên sông Hồng sẽ chặn đường di cư của cá và các loài thủy sinh khác vào mùa sinh sản. Đó là chưa kể đến đáy sông Hồng hiện được cảnh báo đã tụt xuống 1m. Việc đáy sông tụt xuống càng sâu càng nguy hiểm, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở dưới nước mà còn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trên cạn. Đáy sông tụt xuống đồng nghĩa với mực nước ngầm giảm, kéo theo toàn bộ thảm thực vật trên cạn bị ảnh hưởng theo.
Cũng theo VNR, việc phát triển dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương ở các địa phương trong nước tại vùng ĐBSH và quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, đối tượng hưởng lợi chính lại là các doanh nghiệp Trung Quốc. Nói một cách vắn tắt, DA sẽ nối thông con đường vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh biên giới phía Nam của Trung Quốc với biến Đông, vịnh Thái Lan và Ấn Độ Dương. Do đó VNR khẳng định, các doanh nghiệp Trung Quốc mới là người được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án này.
Cuối cùng, theo bà Nguyễn Thị Hồng Vân, hệ lụy và rủi ro trong việc giao quyền sở hữu dòng sông cho một công ty tư nhân quản lý là vô cùng lớn. Không thể áp dụng tư duy quản lý xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) hoặc xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) của quản lý đường bộ vào đường sông, vì đường bộ chỉ phục vụ chức năng giao thông, trong khi sông ngòi còn nhiều chức năng quan trọng khác như đảm bảo an ninh tài nguyên nước, đa dạng sinh học; phòng, chống thiên tai, thoát lũ, duy trì và cân bằng hệ sinh thái. Hiện các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chưa có tiền lệ giao quyền sở hữu dòng sông, vốn thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân cho một doanh nghiệp tư nhân thai thác và quản lý.
“Đó là chưa kể đến bài toán rủi ro trong kinh doanh thì khi doanh nghiệp thua lỗ, theo Luật Doanh nghiệp, họ có quyền bán tài sản này hoặc nhượng quyền sở hữu, quyền khai thác cho đối tác hay một liên doanh khác nào đó, kể cả người nước ngoài để quản lý và khai thác” – bà Nguyễn Thị Hồng Vân nhận xét.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44