Đề nghị sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ Tư pháp khẩn trương lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến và đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
tin nhap 20180206093021 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ thăm, chúc Tết nhân dân vùng lũ tỉnh Hòa Bình
tin nhap 20180206093021 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của Bộ đội Biên phòng
tin nhap 20180206093021 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình gặp mặt các cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, sau 5 năm thi hành, Luật XLVPHC đã khẳng định vai trò trong đời sống kinh tế, chính trị, pháp lý của đất nước; là một trong những đạo luật được áp dụng nhiều nhất trong thực tiễn đời sống thông qua số lượng việc XLVPHC rất lớn. Ngoài Luật XLVPHC, đã có cả hệ thống pháp luật đồ sộ về XLVPHC được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở Luật, Nghị quyết Quốc hội ban hành, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn luật, rà soát, sửa đổi bổ sung các Nghị định, thông tư liên quan để hoàn thiện pháp luật về XLVPHC, tạo nên hệ thống chế tài đủ sức răn đe, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực chuyên ngành. Tính đến hết ngày 30/9/2017, Chính phủ đã ban hành tổng số 92 Nghị định (trong đó có 9 nghị định đã hết hiệu lực toàn bộ) và 67 thông tư liên tịch nhằm triển khai Luật XLVPHC hiệu quả.

tin nhap 20180206093021
ảnh minh họa: V.G

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết luật được chú trọng. Sau khi Luật được ban hành và có hiệu lực, hầu hết việc kiểm tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ được tổ chức thực hiện dưới hình thức lồng ghép với các chuyên đề theo dõi thi hành pháp luật về XLVPHC trong từng lĩnh vực cụ thể hoặc các cuộc thanh tra hành chính. Một số Bộ đã xây dựng kế hoạch kiểm tra riêng về việc thi hành pháp luật về XLVPHC. Thông qua hoạt động kiểm tra, các Bộ đã nắm bắt, đánh giá thực trạng về tình hình thi hành pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực mình quản lý cũng như những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành pháp luật về XLVPHC để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nhằm khắc phục hạn chế của công tác XLVPHC, góp phần xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về XLVPHC...

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng nhìn nhận còn nhiều khó khăn, vướng mắc như việc xây dựng văn bản quy định chi tiết liên quan đến nhiều bộ ngành đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, cán bộ công chức thực hiện công tác XLVPHC là kiêm nhiệm… Đặc biệt, Luật XLVPHC còn nhiều bất cập như một số thuật ngữ quy định còn mang tính định tính, chưa rõ ràng nên việc áp dụng còn chưa thống nhất; việc quy định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC bị giới hạn theo thẩm quyền phạt tiền làm phát sinh nhiều vụ việc vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của cơ quan cấp dưới bị dồn lên cấp trên giải quyết, không bảo đảm tính kịp thời. Một số quy định về các biện pháp xử lý hành chính cũng còn nhiều bất cập…

Phó Thủ tướng cơ bản đồng ý với Bộ Tư pháp về đánh giá tình hình và kết quả thi hành pháp luật về XLVPHC; về những bất cập, hạn chế và các giải pháp trước mắt nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả thi hành Luật XLVPHC.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp khẩn trương lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC, trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến và đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Từ các kết quả tổng kết thi hành Luật XLVPHC trong 5 năm qua và các năm tiếp theo, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm quốc tế; phân tích, đánh giá, làm rõ những bất cập, hạn chế cơ bản, có tính hệ thống của pháp luật về XLVPHC. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm đổi mới, hoàn thiện pháp luật về XLVPHC bảo đảm phù hợp với tinh thần của Hiến pháp, thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, phục vụ việc sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện đạo Luật nêu trên.

Võ Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Năm 2025, thành phố Vinh quyết tâm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để chỉnh trang, làm mới các tuyến đường trung tâm. Thế nhưng một số công trình có thể bị ảnh hưởng đến tiến độ trong năm nay.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hiệu quả phong trào văn hóa, thể thao trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường đoàn kết, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và phát triển toàn diện cho người lao động.

Tin khác

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã giao Đảng ủy UBND Thành phố chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô, đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố. Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Tại hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2025, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã báo cáo về công tác quản lý đất đai tại các quận, huyện, thị xã trong quá trình từ nay đến khi hoàn thành việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Tiếp tục chương trình công tác tại Australia và New Zealand, từ ngày 31/3 đến ngày 3/4/2025, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Australia.
Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ, đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Xem thêm
Phiên bản di động