Để đào tạo sinh viên giỏi tiếng Anh: Đổi mới cả tuyển sinh lẫn đào tạo
Cải tổ bất cập trong chính sách đào tạo | |
Trường ĐH Việt Pháp tuyển 250 chỉ tiêu cao học |
PV: Trên báo LĐTĐ số 59 (ra ngày 17.5.2016) đã phản ánh về trở ngại lớn nhất đối với lao động VN khi hội nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là do khả năng nói tiếng Anh kém. GS đánh giá vấn đề này thế nào?
Giáo sư Patrick Boiron. |
Giáo sư Patrick Boiron: Trong giao thương quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước của Việt Nam đều sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính. Ngay cả với Pháp, các doanh nghiệp lớn, công ty quốc tế đều sử dụng tiếng Anh trong công việc. Do vậy, yêu cầu lao động chất lượng cao nói được tiếng Anh đã trở thành nhu cầu tất yếu trên gia nhập thị trường lao động quốc tế hiện nay. Đối với Trường ĐH Việt Pháp (trường ĐH công lập quốc tế được thành lập theo sự thỏa thuận và ký kết hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Pháp với mục tiêu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ cho Việt Nam) thì tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chính trong giảng dạy, học tập. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để tuyển chọn nguồn sinh viên đầu vào học tại trường chúng tôi.
Mặc dù, tôi được biết học sinh Việt Nam cũng có tối thiểu 7 năm học ngoại ngữ ở bậc phổ thông, nhưng số học sinh phổ thông đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường chúng tôi còn rất hạn chế. Thực tế, sau 3 năm tuyển sinh, mỗi năm, trường chúng tôi mới chỉ tuyển được khoảng 150 sinh viên so với nhu cầu là tuyển 450 chỉ tiêu/khóa. Tiếng Anh thực sự đã trở thành một trong những rào cản, trở ngại lớn để học sinh có cơ hội được vào học ở trường chúng tôi cũng như một số trường ĐH Việt Nam khác có các chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh. Thực tế là còn khá nhiều ứng viên không thể nghe hiểu và diễn đạt bằng tiếng Anh khi chúng tôi phỏng vấn tuyển sinh trực tiếp.
Việc không tuyển được nguồn ứng viên biết tiếng Anh (cả về số lượng và chất lượng) phải chăng do chất lượng đào tạo ngoại ngữ của các trường phổ thông ở Việt Nam còn bất cập và kém hiệu quả?
- Tôi cũng chưa có nhiều thời gian ở Việt Nam để có thể tìm hiểu và đánh giá quá trình học tập, đào tạo tiếng Anh trong các trường phổ thông ở Việt Nam. Nhưng tôi được biết rất rõ là các gia đình Việt Nam rất chịu khó đầu tư và có thể nói là đầu tư rất lớn cho việc học tiếng Anh cho con em mình. Thậm chí tôi còn có thể nói là mức đầu tư cho con học tiếng Anh của các gia đình Việt còn lớn hơn nhiều so với các gia đình ở Pháp hiện nay Tuy nhiên, tôi cũng phải thừa nhận, việc học tiếng Anh ở Pháp cũng gặp không ít khó khăn. Học sinh Pháp cũng được học tiếng Anh 7 năm ở bậc phổ thông như Việt Nam, nhưng trình độ tiếng Anh của thanh niên Pháp so với các nước châu Âu khác còn thua kém nhiều.
Một giờ học của sinh viên Trường ĐH Việt Pháp. |
Vậy có thể khẳng định tiếng Anh đang là cản trở lớn đối với sinh viên Việt Nam muốn tiếp cận với chương trình đào tạo chất lượng quốc tế?
- Tôi không thể khẳng định tiếng Anh là cản trở lớn nhất trong việc tuyển sinh chương trình đại học chất lượng cao, trình độ quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo của Trường ĐH Việt Pháp chỉ tập trung vào khoa học, công nghệ (vốn dĩ không phải là ngành được nhiều sinh viên lựa chọn và tiêu chí đam mê khoa học mới là yếu tố tiên quyết hàng đầu để chúng tôi tuyển sinh). Nhưng chắc chắn là tiếng Anh đang là một trong những vấn đề lớn của sinh viên Việt Nam cũng như của lao động Việt Nam khi hội nhập quốc tế.
Tôi không thể khẳng định tiếng Anh là cản trở lớn nhất trong việc tuyển sinh chương trình đại học chất lượng cao, trình độ quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo của trường ĐH Việt Pháp chỉ tập trung vào khoa học, công nghệ (vốn dĩ không phải là ngành được nhiều sinh viên lựa chọn và tiêu chí đam mê khoa học mới là yếu tố tiên quyết hàng đầu để chúng tôi tuyển sinh). Nhưng chắc chắn là tiếng Anh đang là một trong những vấn đề lớn của sinh viên Việt Nam cũng như của lao động Việt Nam khi hội nhập quốc tế. |
Vậy sau 3 năm tuyển sinh, ông có nhận xét gì về sự khác biệt giữa các thế hệ đầu vào mỗi năm về trình độ tiếng Anh?
- Tôi chưa đủ căn cứ số liệu để phân tích nhưng bằng cảm quan nhìn thấy được thì chất lượng đầu vào sinh viên có thay đổi tích cực. Qua các buổi phỏng vấn, tôi thực sự có ấn tượng sâu sắc với những bạn trẻ dù đang học phổ thông, nhưng đã có năng lực tiếng Anh đặc biệt tốt. Thậm chí có những bạn chắc chắn không cần qua các chương trình hỗ trợ của trường chúng tôi dành cho sinh viên năm đầu tiên để tiếp cận với việc học tập bằng tiếng Anh.
Giáo sư có thể chia sẻ một số giải pháp để cải thiện nguồn tuyển sinh viên có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ quốc tế với các trường ĐH Việt Nam trong điều kiện hiện nay?
- Tôi cho rằng, với điều kiện thực tế, không thể đòi hỏi sinh viên ngay từ khởi điểm đã đạt được tất cả mọi yêu cầu từ tiếng Anh tới trình độ chuyên ngành. Không thể kỳ vọng tuyển được sinh viên tốt ngay từ đầu với số lượng lớn. Tôi cho rằng các trường đại học trong nước không nên chỉ trông chờ vào việc tuyển nguồn sinh viên đáp ứng sẵn các yêu cầu của mình ngay khi tuyển vào mà phải lựa chọn được những sinh viên tiềm năng và đầu tư, hỗ trợ các bạn phát huy được năng lực của mình trong quá trình đào tạo lâu dài. Thực tế cho thấy, năm đầu tiên trường chúng tôi rất khó khăn và nhiều áp lực với sinh viên. Đã có không ít sinh viên năm thứ nhất trường chúng tôi bỏ cuộc, nhưng nếu cùng với hỗ trợ của nhà trường, vượt qua năm đầu tiên, các bạn sinh viên đều rất tiến bộ, thích ứng tốt với yêu cầu đào tạo chất lượng cao.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Kim Thoa (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38