Cải tổ bất cập trong chính sách đào tạo
Càng có trình độ cao, càng dễ thất nghiệp! | |
Quý I, cả nước có 1 triệu lao động thất nghiệp | |
Vì sao ngành sư phạm có nguy cơ thừa nhân lực? |
Thất nghiệp do mở trường đại học ồ ạt
Theo ông Bùi Thế Đức - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết tại cuộc hội thảo "Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất ở Việt Nam", công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề hiện nay còn nhiều yếu kém, chất lượng và cơ cấu nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của doanh nghiệp (DN). Nhiều lao động dù đã qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của DN. Do đó, rất nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp. Họ tự đào tạo lao động cho mình, vì không tin tưởng vào chất lượng nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam…
Thực trạng này, theo GS.TS. Hoàng Chí Bảo - Chuyên viên cao cấp, Chủ tịch hội đồng khoa học - là do hệ quả của việc cho mở ồ ạt các trường ĐH- CĐ; là tình trạng thương mại hóa giáo dục; là quá tải trong học sinh các cấp học; là do tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Đào tạo dàn trải, thừa thày, thiếu thợ (hiện cứ có một lao động có trình độ đại học thì chỉ có 0,43 lao động có trình đô trung cấp chuyên nghiệp và 0,56 trình độ công nhân kỹ thuật), không đáp ứng nhu cầu công việc trong thực tiễn sản xuất... Còn theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, cả nước có 412 trường ĐH - CĐ. Như vậy, bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường ĐH- CĐ. Nghịch lý với sự gia tăng về số lượng sinh viên là chất lượng lao động qua đào tạo còn nhiều hạn chế dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Từ quản lý đến điều hành đào tạo còn yếu kém
Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam còn hạn chế ở nhiều mặt, từ khâu quản lý tài chính vĩ mô, tư duy cơ chế tự chủ tài chính nửa vời cho đến khâu đầu tư đào tạo, tuyển chọn đội ngũ giảng viên chưa được chú trọng…
Tại các trường ĐH, sự thiếu chuyên nghiệp cùng với bộ máy quản lý cồng kềnh và sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ là khá phổ biến trong bộ máy điều hành của nhiều trường đại học công hiện nay. Trong cơ chế tự chủ tài chính nửa vời như hiện nay đã dẫn tới đa số các trường đại học coi nhẹ chất lượng đào tạo mà mải chạy theo số lượng quy mô đào tạo để có nguồn tài chính bù đắp các khoản chi thường xuyên. Hệ quả là một số trường công đua nhau tuyển giảng viên để tăng số lượng theo quy chế của Bộ GDĐT mà coi nhẹ chất lượng giảng dạy, để từ đó có điều kiện tuyển số lượng sinh viên mà không quan tâm tới nhu cầu của xã hội và chất lượng đào tạo, dẫn đến lượng sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp ngày càng cao.
PGS.TS Phạm Văn Sơn - Giám đốc Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (Bộ GD - ĐT) cho rằng, để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp, khu kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm những nhà làm chính sách cần quan tâm đến các vấn đề sau: Xác định mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo; Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Đẩy mạnh việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị; Chuyên nghiệp hóa và tiệm cận chuẩn quốc tế trong tổ chức quá trình đào tạo… Có như vậy, việc đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất mới hiệu quả. |
Đáng chú ý, chương trình đào tạo bậc đại học của các trường đại học chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động, chưa xuất phát từ điều kiện thực tiễn của nền kinh tế có nhiều biến động. Chương trình đào tạo hiện còn mang tính chủ quan, chưa thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu của các chuyên gia và doanh nghiệp... Nhiều trường đại học sử dụng chương trình còn sao chép của các trường khác, sau đó cắt bớt tỉ lệ % số tiết theo chủ quan của người xây dựng. Do vậy, chiếm tới khoảng 50% số sinh viên học theo kiểu đối phó và lười học. Trong khi đó, kết quả cấp bằng của một số ngành lại cho thấy có tới 70% số sinh viên được nhận bằng giỏi nhưng ra trường, lại không tìm được việc làm. Điều này phản ánh mức độ không chính xác về chất lượng đào tạo. Bằng chứng là sinh viên ra trường nhưng chưa làm chủ hoặc thâm nhập được vào công việc, kỹ năng chuyên nghiệp yếu, thiếu tư duy sáng tạo, kỹ năng mềm yếu, năng suất lao động thấp, quan cách trong phục vụ, thụ động trong công việc...
Vì thế, nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay là vấn đề nan giải trong bối cảnh chung của giáo dục đại học Việt Nam. Giải quyết bài toán chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi phải có thời gian, cần phải có những chuyển động tích cực từ chính sách trong công tác quản lý cho đến các hoạt động điều hành của các trường đại học. Theo ông Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) đổi mới giáo dục nghề nghiệp phải đi bằng nhiều con đường, nhiều loại hình, hướng đến việc làm, thu nhập, năng suất và hiệu quả. Cả đào tạo kỹ năng và đào tạo đến văn bằng, chuẩn hóa trình độ kỹ năng, thúc đẩy tư nhân hóa công tác đào tạo phát triển kỹ năng. Mối quan hệ giữa trường và DN, tái cơ cấu kinh tế gắn với tái cơ cấu hệ thống đào tạo. Tự chủ cho các cơ sở đào tạo để phản ứng linh hoạt trước đòi hỏi của thị trường. Còn PGS.TS Phạm Văn Sơn - Giám đốc Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (Bộ GDĐT) - cho rằng, để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp, khu kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, những nhà làm chính sách cần quan tâm đến các vấn đề sau: Xác định mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đẩy mạnh việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị; chuyên nghiệp hóa và tiệm cận chuẩn quốc tế trong tổ chức quá trình đào tạo… Có như vậy, việc đào tạo nhân lực cho các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất mới hiệu quả.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31