Để các mẹ là công nhân lao động yên tâm làm việc

Đối với nhiều công nhân lao động (CNLĐ) tại các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) Hà Nội, có lẽ sẽ chỉ thực sự yên tâm lao động sản xuất khi con em họ được gửi ở những cơ sở trông giữ trẻ đảm bảo chất lượng. Bởi những vụ bạo hành trẻ em tại một số cơ sở mầm non được các phương tiện truyền thông phản ánh gần đây đã khiến không ít CNLĐ lo lắng, bất an.
khi cac me yen tam lam viec Chủ cơ sở Mầm Xanh bạo hành trẻ bị bắt tạm giam
khi cac me yen tam lam viec Tạm dừng hoạt động cơ sở mầm non Sen Vàng

Từ những vụ bạo hành trẻ em tại một số cơ sở mầm non, đặc biệt có những vụ việc nghiêm trọng như vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở giữ trẻ Mầm Xanh (thuộc quận 12, TP Hồ Chí Minh) đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng của các cơ sở trông giữ trẻ.

khi cac me yen tam lam viec
CNLĐ mong muốn con mình được gửi ở những cơ sở mầm non đảm bảo chất lượng để họ yên tâm lao động sản xuất.

Không chỉ thế, những sự việc này đã tác động không nhỏ tới tâm lý của CNLĐ đang làm việc tại các KCN – CX có con em đang gửi tại các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở mầm non tư thục và tự phát. Nhiều CNLĐ chia sẻ, họ luôn có cảm giác lo lắng, bất an và không thể yên tâm lao động mỗi khi gửi con em mình đi nhà trẻ, điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và thu nhập của CNLĐ.

Chị Trần Thị Thu, công nhân đang làm việc tại Công ty Sei (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Vợ chồng tôi rời quê xuống làm việc tại KCN Thăng Long đã gần chục năm, gia đình con cái đều ở dưới này. Trước đây, khi đứa con đầu của tôi đến tuổi gửi nhà trẻ, vì chưa xin gửi con vào trường công lập nên vợ chồng tôi đành phải gửi con ở một cơ sở trông trẻ tư thục gần chỗ trọ để tiện việc đưa đón con đi học.

Thời gian qua, các cấp công đoàn cần khẩn trương nắm bắt lại tình hình các cơ sở mầm non, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo tư thục đang hoạt động phục vụ trông giữ con CNLĐ ở các KCN – CX; kịp thời phát hiện các trường hợp con CNLĐ bị bạo hành ở các cơ sở mầm non để hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh.

Song song với đó, các cấp công đoàn cần tăng cường phối hợp cùng cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát chất lượng dạy và học của các cơ sở mầm non ở các KCN – CX nhằm đảm bảo cho con em CNLĐ được học tập, nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên mầm non gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” do ngành giáo dục đã và đang triển khai.

Thời gian đầu đi học, cháu cứ khóc suốt, vợ chồng tôi thì cũng chủ quan vì nghĩ đứa trẻ nào mới xa bố mẹ và tiếp xúc với một môi trường mới cũng vậy. Nhưng rồi, cả một tháng trôi qua, ngày nào cũng như ngày nào, tôi cứ đưa con tới cổng trường là cháu lại khóc thét lên, khiến cho tôi đến công ty làm việc nhưng lòng cứ bất an, lo lắng.

Hết tháng đầu tiên, vợ chồng tôi quyết định xin cho con nghỉ học và gửi con đến một cơ sở mầm non khác có camera theo dõi được quá trình con ăn, ngủ, chơi. Từ lúc chuyển sang cơ sở mới, mỗi lần đưa đi, đón về tuyệt nhiên không thấy con tôi kêu khóc nữa mà còn tỏ ra hứng thú với môi trường mới.

Lúc đó, tôi mới cảm thấy thực sự yên tâm khi gửi con đi học. Giờ đây, vợ chồng tôi đã có cháu thứ hai và tôi cũng sắp hết kỳ nghỉ thai sản. Chúng tôi thường hay dặn nhau, phải tìm cơ sở trông giữ trẻ đảm bảo chất lượng để gửi con chứ quyết không để “đi vào vết xe đổ” như lần đầu tiên gửi con đi học nữa.” - chị Thu chia sẻ.

Cùng chung nỗi lo như nhiều CNLĐ có con nhỏ khác, chị Nguyễn Thị Vân, công nhân đang làm việc tại Công ty Sumi (KCN Sài Đồng) chia sẻ: “Vợ chồng tôi có một con nhỏ năm nay được gần một tuổi nhưng vẫn chưa dám cho đi học vì sợ con bị bạo hành. Thời gian gần đây, đài báo phản ánh nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành tại một số cơ sở mầm non, trong đó có cơ sở chủ yếu trông giữ trẻ là con của CNLĐ khiến tôi luôn cảm thấy lo sợ, giả sử con mình mà gặp chuyện gì chắc tôi không chịu được.

Chính vì thế, sau khi hết kỳ nghỉ thai sản, vợ chồng tôi đã quyết định đón bà ngoại ở dưới quê lên trông cháu giúp để chúng tôi có thể yên tâm làm việc. Có những CNLĐ buộc phải đi làm để mưu sinh và không nhờ được ông bà chăm cháu nên phải chấp nhận gửi con tại các cơ sở trông giữ trẻ.

Gần chỗ trọ của tôi có một gia đình CNLĐ, vì thu nhập thấp, không đủ điều kiện để gửi con vào các trường mầm non tư thục nên đành phải gửi con ở một cơ sở trông trẻ tự phát. Mặc dù biết rằng trình độ chuyên môn của các bảo mẫu và điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở trông trẻ tự phát không đảm bảo, nhưng những người làm cha làm mẹ chỉ mong muốn là con mình được các bảo mẫu yêu thương và không bị bạo hành.”

Theo chia sẻ của chị Vân, ở gần khu trọ của chị cũng có nhiều CNLĐ cùng chung nỗi lo con bị bạo hành khi đi lớp và sợ con không được chăm sóc chu đáo nên đã quyết định xin nghỉ việc để ở nhà chăm con.

“Nhưng nghĩ cho cùng, gửi con cho ông bà trông giúp hay tự chăm con thì cũng chỉ được một thời gian, rồi cũng đến tuổi con phải đi học cho bằng bạn bằng bè. Chỉ mong rằng, tình trạng bạo hành trẻ em tại các cơ sở trông giữ trẻ sẽ không còn tiếp diễn, chất lượng các cơ sở mầm non phải đảm bảo và ngày càng được nâng cao, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của các cô giáo cũng không ngừng được nâng cao. Có như thế, CNLĐ chúng tôi mới cảm thấy thực sự yên tâm khi gửi con đi học và yên tâm lao động sản xuất.” – chị Vân chia sẻ.

Trước tình hình trẻ em bị bạo hành tại một số cơ sở mầm non, gây ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời, khiến CNLĐ lo lắng, bất an, không yên tâm làm việc khi gửi con em ở những cơ sở trông giữ trẻ không đảm bảo chất lượng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có chỉ đạo các cấp công đoàn về việc tăng cường phối hợp nâng cao chất lượng nơi gửi con CNLĐ tại nhà trẻ, mẫu giáo tư thục.

Theo đó, các cấp công đoàn cần khẩn trương nắm bắt lại tình hình các cơ sở mầm non, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo tư thục đang hoạt động phục vụ trông giữ con CNLĐ ở các KCN – CX; kịp thời phát hiện các trường hợp con CNLĐ bị bạo hành ở các cơ sở mầm non để hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh.

Song song với đó, các cấp công đoàn cần tăng cường phối hợp cùng cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát chất lượng dạy và học của các cơ sở mầm non ở các KCN – CX nhằm đảm bảo cho con em CNLĐ được học tập, nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên mầm non gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” do ngành giáo dục đã và đang triển khai.

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn cần đề xuất với chuyên môn, chính quyền để có cơ chế, chính sách tổ chức việc giữ trẻ ngoài giờ cho con CNLĐ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy thêm giờ.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình phúc lợi cho đoàn viên, trong đó có việc vận động đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ lắp đặt camera tại các nhà trẻ, mẫu giáo để tạo điều kiện chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc trẻ, ngăn ngừa những trường hợp bạo hành đối với trẻ; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho nhà trẻ, mẫu giáo.

Đặc biệt, các cấp công đoàn cần khảo sát, đánh giá tình hình CNLĐ có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo để tham mưu triển khai có hiệu quả vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo trong thiết chế công đoàn tại các KCN - CX theo Quyết định 655- QĐ/TTg CP.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động