Để báo chí hoàn thành sứ mệnh chính trị
Các đoàn đại biểu Trung ương và Hà Nội đến chúc mừng Báo Lao động Thủ đô | |
Những bức ảnh báo chí gây tranh cãi nhất mọi thời đại | |
Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam |
Có một nguyên tắc bất di, bất dịch đó là nền báo chí cách mạng Việt Nam sinh ra là để phụng sự Tổ quốc. Thấm nhuần lợi dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: Mỗi người làm báo, mỗi cơ quan báo chí trước khi viết phải xác định viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Nhờ đó suốt 90 năm qua báo chí Việt Nam luôn thể hiện lập trường chính trị vững vàng, được Đảng tin cậy xem là một binh chủng không thể thiếu trên mặt trận tư tưởng; nhân dân tin yêu xem là bạn đồng hành.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nền báo chí Việt Nam cũng có những phát triển vượt bậc. Hiện cả nước có hơn 845 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh truyền hình với gần 200 kênh phát thanh, truyền hình. Đấy là chưa kể hệ thống báo điện tử, trang tin điện tử, các website của các cơ quan đơn vị làm cho nội dung tin tức ngày càng phong phú và hấp dẫn. Nhưng cũng chính sự phát triển nhanh của các cơ quan thông tấn đã đẩy các loại hình báo chí trong đó có hệ thống báo giấy vào cuộc cạnh tranh quyết liệt.
Các nhà báo đang tác nghiệp |
Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác báo chí và đội ngũ những người làm báo. Trong cả tiến trình và đặc biệt là ở những khúc quanh của lịch sử cách mạng Việt Nam, những người làm báo chí cách mạng đã đồng hành, bám sát, đóng góp trí tuệ, xương máu, dũng cảm, hy sinh để phản ánh kịp thời, chân thực những chặng đường phát triển của đất nước, từ những cuộc kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm cho đến công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những người làm báo không chỉ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, định hướng dư luận, mà còn có những phát hiện, phản biện tích cực trước những vấn đề của đất nước, vấn đề dân sinh bức xúc. Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện để báo chí phát triển. Trích phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại buổi gặp mặt các lãnh đạo cơ quan báo chí ngày 17/6 |
Với đặc thù của nền báo chí cách mạng Việt Nam, mỗi cơ quan báo chí đều có một đơn vị chủ quản, song có điểm chung là tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước đến nhân dân. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh không hề dễ dàng đối với mỗi cơ quan báo chí. Xét cho cùng báo chí cũng là một sản phẩm. Mà nói đến sản phẩm thì hoạt động cũng như một doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển sản phẩm làm ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường. Muốn được thị trường đón nhận, nội dung phải phong phú, giá thành phải cạnh tranh.
Biết là vậy, nhưng báo chí là cơ quan chính trị, mỗi tác phẩm làm ra ngoài tính chân thực, phải là những tác phẩm giàu tính nhân văn, nhà báo không thể viết sai sự thật. Mâu thuẫn nảy sinh, nếu đi đúng tôn chỉ dẫn đến lượng phát hành kém, nguồn tài chính thu về ít, đời sống cán bộ, phóng viên kém theo, báo không phát triển. Còn nếu phát triển theo thị trường có khi đồng nghĩa với việc tính nhân văn thấp, không hoàn thành chức năng chính trị lớn lao của mình.
Làm thế nào vừa để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình lại vừa đảm bảo nguồn tài chính để tồn tại và phát triển không phải là vấn đề đơn giản. Vẫn biết phát huy nội lực là quan trọng; muốn phát triển mỗi cơ quan báo chí phải hội tụ những cán bộ, phóng viên tài năng để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn bạn đọc. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước cụ thể là những cơ chế về tài chính hầu hết cơ quan báo chí sẽ gặp khó khăn.
Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam cũng gắn với thời điểm Bộ Chính trị thông qua đề án quy hoạch báo chí. Đây thực sự là động lực để xốc lại nền báo chí cách mạng Việt Nam hoạt động chính quy, chuyên nghiệp hơn, đồng thời cũng hiệu quả hơn. Song để báo chí hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của mình trước Đảng, trước nhân dân, hơn lúc nào hết cần cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng bằng việc phải đưa vào dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) quy định về hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất bản và các cơ quan báo chí.
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44