Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới

Với truyền thống ngàn năm văn hiến, từ một thành phố có quy mô dân số, kinh tế nhỏ bé, bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranh, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ trở thành trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, với tinh thần quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, ra sức thi đua, giành được những thành tựu rất quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đại hội thi đua yêu nước TP Hà Nội: Đoàn kết, sáng tạo và đổi mới
Đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới

Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết của Trung ương và nghị quyết của Thành ủy, trọng tâm là nghiên cứu, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XV, lãnh đạo thực hiện tốt 9 chương trình công tác, 5 nhiệm vụ chủ yếu và 2 khâu đột phá của Thành ủy, tạo bước chuyển biến mới trên các lĩnh vực hoạt động của Đảng bộ. Diện mạo Thủ đô đã thay đổi nhanh chóng, ngày càng khang trang và khởi sắc, Đảng bộ Thủ đô vững mạnh, trưởng thành và đạt được kết quả nổi bật, có những đóng góp lớn vào thành tựu chung của cả nước như kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển, chính trị-xã hội trên địa bàn luôn ổn định, công tác xây dựng, quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, phát triển nông nghiệp và nông thôn đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó phát triển hạ tầng giao thông và xây dựng nông thôn mới đạt được những tiến bộ rõ nét…

Kinh tế Thủ đô tăng trưởng cao

Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới
Công trình cầu Nhật Tân

5 năm qua (2011 - 2015), kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô GDP năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 27,6 tỷ USD, bình quân thu nhập đầu người khoảng 3.600 USD, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. Với dân số chỉ chiếm chưa đến 8% dân số cả nước, Hà Nội hiện đóng góp trên 10% GDP, gần 20% thu ngân sách; 9% kim ngạch xuất khẩu, gần 24% vốn đầu tư phát triển và gần 24% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước.

Đặc biệt trong năm 2015, năm có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành kế hoạch 5 năm (2011-2015) về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, ngay từ đầu năm TP Hà Nội đã tập trung vào một số giải pháp trọng tâm nên đã đạt được nhiều kết quả khả quan, mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt khá, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.600 USD/năm. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều khu đô thị mới được xây dựng, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế Thủ đô.

Giao thông phát triển vượt bậc

Có thể nói, trong từng lĩnh vực cụ thể, Hà Nội đều có những thành tích nổi bật, góp phần làm “thay da đổi thịt” diện mạo Thủ đô. Đặc biệt, thành phố đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; cải tạo, hạ ngầm hệ thống cáp điện và thông tin liên lạc. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông qua các tuyến cao tốc, quốc lộ hướng tâm; các tuyến đường, các trục chính đô thị và các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn Thủ đô.

Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới

Năm năm qua, không chỉ người dân Thủ đô mà người dân cả nước và khách quốc tế khi đến Hà Nội không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông thành phố với những công trình quy mô, tầm cỡ như cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, nhà ga T2 quốc tế Nội Bài, cao tốc Hà Nội-Lào Cai, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Đông Trù, đường vành đai 3 trên cao, cầu vượt Nguyễn Chí Thanh-Trần Duy Hưng, cầu Vĩnh Tuy...Đây là những công trình giao thông tầm vóc được xây dựng bằng tâm sức, trí tuệ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, là công trình của tình hữu nghị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong đó, nhà ga T2 Nội Bài với thiết kế hài hòa tiết kiệm năng lượng; có các hệ thống thiết bị hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, sau khi đưa vào hoạt động đã góp phần giải quyết tình trạng quá tải tại cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Nhà ga T2 là biểu tượng sức mạnh của Việt Nam thì cầu Nhật Tân đã trở thành điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan cho thành phố, là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á. Cụm công trình giao thông trọng điểm quốc gia: Cầu Nhật Tân (cầu hữu nghị Việt-Nhật), nhà ga hành khách T2 và đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với cầu Nhật Tân (đại lộ Võ Nguyên Giáp) sau khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.

Ngoài ra việc ra đời những đại lộ, tuyến đường cao tốc, như đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Tuyến đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch-Bắc hồ Linh Đàm (Hà Nội) - tuyến đường trên cao đầu tiên của Hà Nội được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc; Cầu vượt tại nút giao Nguyễn Chí Thanh-Trần Duy; Chùa Bộc-Thái Hà-Sơn Tây, Thái Hà-Láng Hạ và Lê Văn Lương-Láng…đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết tai nạn, ùn tắc giao thông của Thủ đô. Rồi các cây cầu vượt sông như Đông Trù, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thịnh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao thông, kéo nông thôn lại gần với thành thị và kéo nối các vùng miền.

Giáo dục đổi mới toàn diện

Giai đoạn 2010-2015 đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện của giáo dục Thủ đô. Cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư theo hướng đồng bộ, đạt chuẩn. Lãnh đạo TP Hà Nội đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất, trang thiết bị trường học. Chính vì vậy hơn 5.700 phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp đã được xây mới, thay thế, vượt hơn 30% kế hoạch, ngoài ra còn xây bổ sung hơn 1.000 phòng học còn thiếu. Mức kinh phí đầu tư cho riêng phần việc này là gần 2.000 tỷ đồng. Diện mạo của các trường học, nhất là ở khu vực ngoại thành của Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt, tạo không khí phấn khởi, tác động tích cực đến tinh thần thi đua dạy tốt - học tốt ở các nhà trường.

Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới
Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc

Ngoài việc bổ sung phòng học, Hà Nội đã tập trung đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Hơn 500 trường đạt chuẩn đã được xây dựng trong giai đoạn này, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội lên 50% tổng số trường. Đội ngũ nhà giáo không chỉ hoàn thiện về trình độ đào tạo, mà còn vững về nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, phong cách đẹp, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

Hà Nội còn xây dựng và triển khai 4 đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế đào tạo, sử dụng đội ngũ trí thức, nhân lực có trình độ cao, tay nghề cao, Việt kiều và chuyên gia nước ngoài. Đội ngũ trí thức ở các trường ĐH, CĐ đã có những đóng góp to lớn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu, ứng dụng các lĩnh vực khoa học và công nghệ, thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Chỉ số CCHC thuộc top đầu cả nước

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, Hà Nội là địa phương đạt điểm cao nhất trong cả nước về chỉ số cải cách hành chính (CCHC) với 58 điểm, có sự cải thiện đáng kể so với 2 năm liền trước. Còn theo điều tra xã hội học, công tác cải cách hành chính của thành phố tiếp tục được người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước đánh giá cao đạt 33,21 điểm.

Hà Nội tiếp tục có những sáng kiến trong CCHC như công bố bộ dịch vụ công thí điểm theo cơ chế một cửa; hoàn thành số hóa bộ dữ liệu dân cư của Công an thành phố; tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng công chức qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thi tuyển và xây dựng phần mềm thi tuyển công chức.

Chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của các cơ quan hành chính thuộc TP Hà Nội năm 2014, với 6 loại dịch vụ hành chính công (HCC) theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ gồm: Chứng thực, cấp GCN quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, cấp giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn và cấp giấy CMND cũng đạt kết quả cao.

Ngay sau khi chọn năm 2013 là “Năm kỷ cương hành chính", thành phố đã triển khai toàn diện cả 6 nội dung CCHC. Thành phố đã ban hành mới, sửa đổi, bãi bỏ 757 thủ tục hành chính (TTHC). 94% TTHC được thực hiện thông qua một cửa, một cửa liên thông. Nhiều đơn vị giải quyết đúng hạn đạt trên 99,5%, thời gian giải quyết TTHC thành lập mới DN giảm từ 5 ngày làm việc còn 3 ngày. Năm 2015, thành phố đã thực hiện đề án liên thông TTHC đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, giảm việc đi lại của dân từ 10 xuống còn 2 ngày, từ 3 bộ hồ sơ rút còn 1 bộ. Cùng với đó, việc thí điểm “Cơ chế một cửa” trong cung cấp dịch vụ công tại một số doanh nghiệp nước ngoài, đơn vị sự nghiệp công lập; Bước đầu rút ngắn thời gian giải quyết, đơn giản thành phần hồ sơ cho tổ chức, công dân...

Dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới

Qua 5 năm thực hiện chương trình của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”, Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương đi đầu về xây dựng nông thôn mới (NTM). Bộ mặt nông thôn các huyện ngoại thành thay đổi rõ nét, đời sống nông dân được nâng cao.

Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới
Ngoại thành Hà Nội phát triển không ngừng

Tổng kinh phí đầu tư cho NTM toàn thành phố trong 5 năm (2011-2015) gần 24.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố hơn 7.600 tỷ đồng, ngân sách huyện xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, ngân sách xã gần 1.400 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách hơn 5.800 tỷ đồng (từ doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị và nhân dân đóng góp). Có thể nói, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh tới từng thôn, xóm, để người dân hiểu, góp công, góp của với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến nay, toàn thành phố có 166/386 xã đạt chuẩn NTM (bằng 43%), dự kiến sẽ có 179/386 xã đạt chuẩn quốc gia NTM vào cuối năm 2015 (bằng 46,4%), vượt kế hoạch đề ra. “Với kết quả này, Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc xây dựng NTM”.

Đặc biệt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở xã được cứng hoá đạt 100%; đường trục thôn, liên thôn được cứng hoá đạt 95%; hệ thống thoát nước thải chung đáp ứng yêu cầu đạt 67%; 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố cũng có bước chuyển mình về “chất”. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 1,75%/năm.

Ngành y tế làm chủ kỹ thuật cao

Phát triển các kỹ thuật y tế chất lượng cao là hướng đi quan trọng, là bước tiến vượt bậc của ngành y tế Thủ đô. Với sự đầu tư nhân lực, vật lực, ngành y tế Thủ đô đã tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật cao của các bệnh viện trung ương và quốc tế đưa về triển khai tại các bệnh viện, trong đó nhiều kỹ thuật đã được áp dụng thường quy, mở ra cơ hội cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Hiện nay, các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến thành phố ngành y tế Hà Nội với 23 chuyên khoa đầu ngành đã triển khai nhiều kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao ngang tầm với các bệnh viện trung ương và các bệnh viện trong khu vực Đông Nam Á.

Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới
Y tế Hà Nội làm chủ nhiều công nghệ, kỹ thuật cao

Điển hình, bệnh viện Xanh Pôn không chỉ là bệnh viện đầu tiên của thành phố mà còn là một trong số ít bệnh viện trên cả nước thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận, đang chuẩn bị tiến tới ghép gan, ghép tế bào gốc. Hiện tại, ghép thận đã trở thành kỹ thuật thường quy tại bệnh viện Xanh Pôn với 8 cặp ghép thành công. Gần đây nhất, bệnh viện đã tiếp tục thực hiện thành công 2 kỹ thuật cao gồm phẫu thuật thay khớp vai và kỹ thuật bơm xi-măng tạo hình đốt sống cho 2 bệnh nhân.

Ngoài kỹ thuật ngoại khoa được áp dụng thành công ở bệnh viện Xanh Pôn, các kỹ thuật phức tạp về tim mạch can thiệp cũng được triển khai thành công tại bệnh viện Tim Hà Nội; kỹ thuật xét nghiệm đột biến gen trong ung thư phổi, nút mạch hóa dầu trong điều trị ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện Ung bướu; phẫu thuật sàn chậu, kỹ thuật sàng lọc trước, sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội; kỹ thuật siêu âm qua thóp, siêu âm cơ quan vận động, kỹ thuật sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm với các khối u vú, u gan, các tạng trong ổ bụng, sinh thiết dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính, siêu âm ống tiêu hóa... Việc phát triển các kỹ thuật chất lượng cao đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân Thủ đô và nhân dân các tỉnh lân cận.

Văn hóa - Thể thao khẳng định vị trí đầu tàu

Cùng các lĩnh vực trên, văn hóa - xã hội của thủ đô Hà Nội tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm. Thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước. Hà Nội luôn đóng góp khoảng 30% tổng số huấn luyện viên, vận động viên và thành tích của các đoàn vận động viên Việt Nam tham dự đại hội thể thao thế giới và khu vực.

Quan hệ hợp tác với 100 Thủ đô, thành phố

Công tác đối ngoại, hợp tác, hội nhập phát triển của thành phố Hà Nội tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện và đạt kết quả tốt. Hà Nội luôn là thủ đô bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách và các nhà đầu tư quốc tế. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố của các nước; là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới. Nhiều cam kết hợp tác song phương, đa phương được ký kết và triển khai có hiệu quả. Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đối tác được củng cố và tăng cường; kinh tế đối ngoại của thủ đô Hà Nội tiếp tục phát triển. Bằng việc tổ chức rất thành công các sự kiện quốc tế quan trọng trong những năm gần đây, Hà Nội đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

Với những kết quả và thành tích đáng tự hào, trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển, Hà Nội được bạn bè thế giới ngợi ca là "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người"; là thành phố duy nhất ở châu Á - Thái Bình Dương được Tổ chức văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình". Thủ đô Hà Nội đã vinh dự được Đảng, Quốc hội trao tặng những phần thưởng cao quý: Thành phố Anh hùng; Huân chương Hồ Chí Minh, 3 Huân chương Sao vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động