Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp cải thiện đời sống người dân

Cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, số lao động nông thôn dôi dư, thiếu việc làm nhiều. Chính bởi vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã được các cấp, ngành thành phố đặc biệt quan tâm. Xoay quanh nội dung này, bà Nguyễn Thanh Nhàn- Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) thành phố đã có cuộc trao đổi với PV Lao động Thủ đô.

PV: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT là một chủ trương lớn của nhà nước. Xin bà cho biết, Hà Nội đã có những giải pháp cụ thể nào để triển khai thực hiện chủ trương này?  

- Bà  Nguyễn Thanh Nhàn: Đào tạo nghề cho LĐNT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có vai trò rất lớn trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói  riêng. Việc đào tạo nghề cho LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Nhận thức điều này, các cấp, ngành của thành phố đã tích cực chỉ đạo và triển khai hiệu quả chương trình này. Được giao là cơ quan thường trực thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho LĐNT, Sở LĐ- TB&XH đã kịp thời tham mưu cho UBND thành phố; thành lập ban chỉ đạo thành phố, xây dựng kế hoạch triển khai dạy nghề cho LĐNT giai đoạn 2011 -2015 (KH số 150/KH – UBND ngày 26/12/2011). Hàng năm Sở tham mưu cho UBND thành phố ban hành kế hoạch dạy nghề cho LĐNT và kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố.

Ở cấp huyện, thị, ngoài việc thành lập ban chỉ đạo ở cấp mình, các địa phương đã phổ biến Quyết định số 1956/QĐ-TTg tới cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quyết định 1956/QĐ-TTg bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, như phát thanh trên hệ thống thông tin truyền thanh của địa phương, tổ chức hội nghị chuyên đề về dạy nghề cho LĐNT góp phần tác động tích cực đến nhận thức của người dân; triển khai khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn. Trên cơ sở kết quả khảo sát, các địa phương đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT sát với thực tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có thể nói, chương trình đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã được triển khai với những giải pháp đồng bộ, tích cực.

PV: Thưa bà, với những giải pháp đồng bộ, tích cực ấy, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn thành phố thời gian qua đã đạt được những kết quả nổi bật nào?

Bà Nguyễn Thanh Nhàn: Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các đơn vị, trong 5 năm qua (2010-2014)  đã tổ chức 3.246 lớp cho 110.128 người học nghề, trong đó: nghề nông nghiệp 47.233 người, nghề phi nông nghiệp 62.895 người, với các nghề: Trồng và chăm sóc cây cảnh, chăn nuôi thú y, trồng rau an toàn, nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu, trồng lúa chất lượng cao (nhóm nghề nông nghiệp); may công nghiệp, nghề kỹ thuật chế biến món ăn; nghề điện dân dụng, nghề thủ công mỹ nghệ như: Mây tre đan, khảm trai, sơn mài (nhóm nghề phi nông nghiệp). Sau đào tạo nghề đã giải quyết việc làm cho 88.102 người (đạt 80%). Có thể nói, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng LĐNT, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

-PV: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố vẫn còn những khó khăn, hạn chế?  

Bà Nguyễn Thanh Nhàn: Đúng vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề trên địa bàn thành phố vẫn còn một số tồn tại. Đó là, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã về công tác đào tạo nghề cho LĐ NT còn hạn chế. Không ít người lao động ngại học, còn băn khoăn về thời gian, về các khoản chi hàng ngày...và bị các công việc khác có thu nhập chi phối. Ngoài ra, còn một số khó khăn như chi phí đào tạo còn thấp; đội ngũ cán bộ của các phòng LĐ-TB&XH còn thiếu và chưa có kinh nghiệm trong dạy nghề. Đặc biệt, theo quy định của Đề án 1956/QĐ-TTg thì đối tượng học nghề là những người trong độ tuổi lao động (nữ tới 55, nam tới 60) tuy nhiên trên thực tế có những người quá độ tuổi lao động, nhưng vẫn là lao động chủ lực của nhiều gia đình và do đặc thù của một số nghề số lượng và độ tuổi cao như nghề chăm sóc cây cảnh; nghề mây tre giang đan, theo quy định lại không được tham gia học nghề.

-PV: Với cương vị người quản lý ở cơ quan thường trực, theo bà, trong thời gian tới chúng ta cần  có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho LĐNT?

Bà   Nguyễn Thanh Nhàn:  Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tới, tôi cho rằng chúng ta cần tiếp tục tăng cường hoạt động của BCĐ thực hiện Quyết định số 1956 QĐ – TTg, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho LĐNT;  đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức cho LĐNT về học nghề và việc làm; rà soát nhu cầu học nghề của NLĐ từng địa phương, lựa chọn và phát triển nghề học và đào tạo phù hợp với cơ cấu ngành nghề và mục tiêu phát triển kinh tế của xã hội của địa phương đề ra, gắn đào tạo nghề với chỉ tiêu và phù hợp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Kiên quyết thực hiện phương châm chỉ dạy nghề cho LĐNT khi gắn với lao động – việc làm sau đào tạo. Đẩy mạnh tập trung nhân rộng mô hình điểm, nghề mũi nhọn; tiếp tục triển khai dạy nghề có địa chỉ, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; nhân rộng mô hình dạy nghề có hiệu quả.Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề từ cấp xã trở lên...

 Xin trân trọng cảm ơn bà!

Phạm Diệp (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, những năm qua đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây luôn phát huy truyền thống yêu nước, tích cực thi đua lao động sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của từng đơn vị và toàn thị xã.
Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội trong việc bố trí lực lượng đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ duy trì 112 vị trí chốt trực trong giờ cao điểm sáng, chiều; huy động 224 lượt người/ca trực.
Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong hai ngày đầu dịp nghĩ lễ 30/4-1/5, rất đông người dân từ khắp mọi miền đất nước và nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đã về với Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - về với quê nội, quê ngoại của Bác.
Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

(LĐTĐ) Những ngày đầu mùa hè, nền nhiệt độ ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là tại Hà Nội đã xuất hiện nền nhiệt độ nắng nóng kéo dài. Trong đó, nhiều khu vực nhiệt độ đã lên tới hơn 40 độ C. Do vậy, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu tìm đến cửa hàng điện máy để mua sắm thêm các thiết bị điện máy để làm mát, khiến thị trường thiết bị làm mát đầu hè trở nên sôi động hơn.
Phát hiện tài xế xe 45 chỗ không có bằng lái trên cao tốc Pháp Vân

Phát hiện tài xế xe 45 chỗ không có bằng lái trên cao tốc Pháp Vân

(LĐTĐ) Đội Cảnh sát giao thông số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) phát hiện xe khách giường nằm 45 chỗ có biểu hiện vi phạm đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe khách có hàng chục người dân đang trên đường về quê, lái xe đã vi phạm các lỗi: Không có giấy phép lái xe, không có lệnh vận chuyển, đăng kiểm xe đã hết hạn 1 tháng…
Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

(LĐTĐ) Sự có mặt của 151 thí sinh đến từ 115 Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, trong trang phục áo dài truyền thống thướt tha, duyên dáng, đã đem đến cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và người dân trên địa bàn quận màn trình diễn ấn tượng, mãn nhãn với nhiều cung bậc cảm xúc.
Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ việc đi lại thuận tiện, an toàn của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, UBND quận Đống Đa yêu cầu các đơn vị trên địa bàn thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Tin khác

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” do tổ chức Công đoàn phát động đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia. Qua phong trào, đã khích lệ, động viên công nhân lao động phát huy sức sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thủ đô và đất nước.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động