Đào tạo ngành Nhân sự: “Cầu” cao nhưng “cung” thấp
“Bác sĩ Kinh Công”: Cho phép tuyển sinh sau khi bổ sung đủ điều kiện | |
Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh Công nghệ nói có đúng? | |
Dễ dãi trong đào tạo có thể trả giá đắt | |
Tăng cường đào tạo ngành Dược sĩ lâm sàng |
Nhu cầu quản lý nhân sự ngày càng tăng
Nếu bộ phận bán hàng mang lại doanh thu, lợi nhuận về cho doanh nghiệp (DN) thì bộ phận nhân sự lại được coi như là hậu phương vững chắc giúp con thuyền của doanh nghiệp tiến lên vững chắc. Sự cần thiết và quan trọng của bộ phận nhân sự còn thể hiện ở việc định hướng và quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng và phát triển lâu dài của DN. Đơn cử, tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia như P&G, Unilever, Samsung, Microsoft,… nhằm đảm bảo nguồn nhân lực luôn dồi dào phục vụ cho các mặt hoạt động của doanh nghiệp, người ta còn bổ nhiệm vị trí Giám đốc nhân sự thay vì chỉ là trưởng bộ phận nhân sự và là một mảng kiêm nhiệm thêm như trước đây. Đây cũng chính là chiến lược, chính sách được nhiều công ty tại Việt Nam áp dụng nhằm chuyên nghiệp hoá trong việc thu hút nhân tài đầu quân cho DN.
Vì ở vị trí quan trọng trong DN và là công việc liên quan đến giải quyết mọi vấn đề của con người nên nghề quản lý nhân sự cũng đòi hỏi các ứng viên có những tố chất riêng nhất định. Ngoài kỹ năng mềm, thì người làm nhân sự còn phải có tính điềm tĩnh, chín chắn, cẩn thận, tinh tế, biết lắng nghe, có mong muốn giúp con người phát triển khả năng của họ.
Sinh viên ngành Nhân sự cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Ảnh minh họa. |
Đồng thời, vì sự quan trong như trên đã nói mà trong báo cáo về cung – cầu lao động trên thị trường hàng quý và hàng năm của nhiều mạng tuyển dụng trực tuyến như Vietnamwwork, Jobstreet… thì nhu cầu nguồn nhân lực ngành nhân sự luôn chiếm ở tốp đầu của bảng tuyển dụng của DN. Song nguồn cung nhân lực nhân sự tuy dồi dào nhưng lại chưa đáp ứng được yêu cầu của DN.
Theo bà Hoàng Thị Thu Trang - Trưởng bộ phận Quản lý chính sách nhân sự của Tập đoàn Vingroup, điểm yếu lớn nhất của sinh viên ngành Nhân sự cũng giống như sinh viên các ngành khác là quá thiếu kĩ năng, chỉ biết “cái gì” chứ không biết “như thế nào”. Chẳng hạn, một em có thể làu làu quy định của một sinh viên nhưng không biết cách tìm một bộ hồ sơ cá nhân trên mạng. Nhiều em chưa tiếp cận được thực tế của một sinh viên nhân sự. Phần lớn các em được tôi hỏi thừa nhận đã “bị ngợp” khi không biết bắt tay vào công việc nhân sự thực tiễn tại DN ra sao. Chưa kể, các em yếu về ngoại ngữ nên mất đi cơ hội được tiếp cận với các công ty nước ngoài hay đối với DN sử dụng lao động nước ngoài (đang là xu thế của nhiều DN Việt hiện nay) thì không có ngoại ngữ thì làm sao phỏng vấn được ứng viên người nước ngoài, dù chỉ là tiếng Anh phổ thông?!
Đồng quan điểm, theo ông Phạm Hồng Quân - Giám đốc nhân sự khu vực của công ty Piaggio Việt Nam cho biết thêm, nhiều sinh viên lướt web, mạng facebook rất nhanh nhưng lại không có khả năng viết và thuyết trình bằng powerpoint. Điều này cho thấy việc trao dồi kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên cho công việc còn chưa ổn.
Dạy ít, thực hành nhiều
Chia sẻ về việc đào tạo nhân lực ngành Nhân sự của các trường ĐH tại cuộc hội thảo quốc gia về vấn đề này do trường vừa tổ chức ngày 19/10, GS.TS Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định, ngành Nhân sự là một trong những ngành học có nhiều môn tổng hợp nhất tại trường.
Hiện nay, nhu cầu của ngành học này khá cao nên yêu cầu nhà trường phải đổi mới rất lớn. Tuy nhiên lâu nay sinh viên ngành này toàn học những thứ xa vời ở trên cao nhưng đến khi ra trường lại trượt ngã bởi những thứ bình thường nhất. Điều này cho thấy, việc chỉ học thôi chưa đủ mà sinh viên phải cần được trau dồi các kỹ năng mềm (ngoại ngữ, vi tính, khả năng thuyết trình, thuyết phục…) cũng như phải được cọ xát, thực hành trong môi trường thực tế DN nhiều hơn.
Nhấn mạnh hơn về việc này, theo TS Đỗ Xuân Trường - Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội), chủ trương của nhà trường là dạy ít nhưng học nhiều. Nghĩa là giáo viên chỉ dạy đủ kiến thức nền tảng, còn lại dành thời gian cho các em đi kiến tập, thực tập tại DN để các em thành thạo công việc ngay từ khi vừa ra trường và có thể chủ động làm được ngay sau khi được tuyển dụng. Còn tại ĐH Hoa Sen, chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực còn được bám sát với thực tế công việc, dựa trên bảng mô tả công việc của các chức danh cán bộ nhân sự hoạt động tại các công ty trong và ngoài nước. Đặc biệt, với hai kỳ thực tập trong suốt thời gian học sẽ giúp SV tiệm cận với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên được tạo điều kiện tham gia các chương trình Quản trị viên tập sự và Customer Development Fresh của Unilever cũng như có cơ hội tham gia vào cuộc thi Nhà nhân sự tài năng. Đây là cuộc thi do ĐH Hoa Sen đăng cai tổ chức giúp SV phát triển những kỹ năng làm việc trong ngành Nhân sự cũng như là cơ hội nhằm giới thiệu CV của mình tới các nhà tuyển dụng lớn, tiềm năng như VNG, Jobstreet, Oxyland, Talent Viet, Metro, Decathline….
Đồng quan điểm, nhiều nhà quản lý nhân sự của các DN cũng cho rằng việc đào tạo nhân lực ngành nhân sự cần có những chương trình đào tạo, tình huống đào tạo sát với thực tiễn đời sống của DN hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, thời gian thực tập tại các DN sẽ nhiều hơn trong chương trình học hay cùng với các giảng viên cơ hữu thì các trường cần tăng cường các giờ cho giáo viên thỉnh giảng là những nhà quản lý nhân sự của DN hay chính các cựu sinh viên ngành nhân sự ra trường làm ở các DN để họ chia sẻ và cập nhật được các kinh nghiệm hay.
H.Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20