Dân văn phòng cũng có thể mắc bệnh bụi phổi
Hiệu quả điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ | |
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản là giải pháp tối ưu | |
Điều trị ung thư “êm ái” nhờ ghép tế bào gốc thành công |
Là một trong những bệnh nhân đang điều trị tại khoa Bệnh phổi nghề nghiệp, bệnh viện Phổi Trung ương, bác Nguyễn Đăng Ngờ, 52 tuổi (ở Bắc Ninh) cho biết: Bác làm công nhân khai thác than tại một công ty than ở Quảng Ninh. Công việc chủ yếu làm trong hầm mỏ, rất nhiều bụi và khí độc nhưng trong thời gian đó bác không có triệu chứng gì của bệnh, về sau thấy nhiều cơn ho kéo dài, đi khám mới phát hiện mình bị bệnh bụi phổi.
Không như bác Ngờ làm việc trực tiếp với bụi than, anh Chiến, 38 tuổi làm kế toán ở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng ở Hà Nội, cũng mắc bệnh bụi phổi. Anh Chiến chia sẻ, anh chưa bao giờ nghĩ mình bị bệnh bụi phổi, vì anh chỉ làm bàn giấy, sổ sách không tiếp xúc môi trường độc hại như than, xi măng, đá... “Tôi tưởng chỉ những CN ngành dệt, may hay khai thác than, đá, xi măng mới bị bệnh bụi phội nghề nghiệp, nào ngờ mình làm công việc sổ sách cũng bị, thật lo quá” anh Chiến băn khoăn.
Người làm bàn giấy cũng có nguy cơ mắc bệnh |
PGS-TS Khương Văn Duy, Trưởng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp - BV Phổi Trung ương, cho biết: Bệnh bụi phổi có mặt ở bất kỳ môi trường nào, đặc biệt là môi trường độc hại. Triệu chứng ban đầu của bệnh hầu như không có, về sau khi sức khỏe suy giảm, những cơn ho xuất hiện nhiều làm phổi của bệnh nhân dần dần bị xơ hóa dẫn đến tử vong. Cũng theo TS Duy, hiện nay, có nhiều loại bệnh bụi phổi, phế quản và các bệnh liên quan tới phổi như: Bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi amiang, bệnh bụi phổi bông, đay…
Bệnh bụi phổi gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi, những biến chứng này tăng lên khi thời gian tiếp xúc dài, nồng độ bụi càng cao, tỉ lệ Dioxid Silic tự do trong không khí càng nhiều thì bệnh càng nặng. Trong số 30 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục thanh toán BHYT, bệnh bụi phổi là bệnh phổ biến nhất (chiếm tới 74% số ca). Riêng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương (mới thành lập được một tháng) và đã tiếp nhận 54 ca trong đó bệnh nhân bị bụi phổi chiếm 50%.
Bệnh bụi phổi gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi, những biến chứng này tăng lên khi thời gian tiếp xúc dài, nồng độ bụi càng cao, tỉ lệ Dioxid Silic tự do trong không khí càng nhiều thì bệnh càng nặng. |
Bác sĩ Duy cho biết thêm: Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh phổi nghề nghiệp hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do Việt Nam chưa có một cơ sở y tế chuyên sâu nào đáp ứng đủ yêu cầu điều trị cho người mắc bệnh phổi nghề nghiệp. Bệnh nhân phải tạm trú tại các khoa, phòng liên quan đến hô hấp và bệnh phổi ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và quá trình phục hồi sức khỏe. Cả nước chỉ có duy nhất khoa bệnh phổi nghề nghiệp của Bệnh viện Phổi Trung ương, là cơ sở y tế được phép thực hiện nhiệm vụ chuẩn đoán, điều trị cho những người mắc bệnh phổi nghề nghiệp.
Theo bác sĩ Duy, bệnh bụi phổi khi bị nặng không chữa khỏi được mà chỉ chữa triệu chứng. Đối với NLĐ đã tham gia BHXH muốn được hưởng chính sách bệnh nghề nghiệp thì phải làm hồ sơ, trong đó có xác định mức độ độc hại của môi trường nơi làm việc, chụp phim phổi theo mẫu quốc tế của ILO, đo chức năng hô hấp. Sau khi giám định nếu đúng bị bụi phổi do môi trường làm việc mới được cấp sổ bệnh nghề nghiệp và được nhà nước đền bù theo quy định. Nhưng thực tế nhiều trường hợp có đóng BHXH ở công ty, có làm việc độc hại nhưng khi phát hiện bị bệnh nghề nghiệp thì đã không còn làm ở đó, hoặc công ty đó chuyển địa điểm hoặc đã phá sản. Ngoài ra, những người dân sống xung quanh môi trường độc hại, do thời gian ủ bệnh lâu, khi phát hiện bệnh nặng thì không được đơn vị nào chịu trách nhiệm.
Trên thực tế, nhiều cơ quan thiếu quan tâm đến NLĐ không đo mức độ ô nhiệm của đơn vị, không cho NLĐ đi khám bệnh nghề nghiệp một phần do NLĐ chủ quan, thiếu kiến thức khi cho rằng chỉ có những môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, ô nhiễm mới nhiễm bệnh, còn môi trường văn phòng thì không có. NLĐ ít có khái niệm đeo khẩu trang trong khi làm việc, ngay cả những NLĐ làm trong môi trường độc hại thì dụng cụ bảo hộ lao động không phải ở đơn vị nào cũng đảm bảo đúng quy chuẩn.
Bác sĩ Duy khuyến cáo: Đơn vị quản lý lao động phải có trách nhiệm cho NLĐ đi khám định kỳ chuyên sâu. NLĐ cần suy nghĩ kỹ trước khi lựa chọn công việc, những công việc độc hại thì nên từ chối vì sức khỏe mới là quan trọng. Nếu không có cơ hội lựa chọn công việc phù hợp thì NLĐ nên tự chủ động phòng tránh bệnh, hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, tự mình đi kiểm tra sức khỏe định kỳ chuyên sâu. Trong thời gian làm việc, nếu NLĐ phát hiện mình bị bệnh bụi phổi, ngoài việc chữa trị thì nên xin đơn vị quản lý bố trí làm công việc khác hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi. NLĐ cũng phải tuân thủ những quy định về bảo hộ cá nhân tại nơi làm việc, hạn chế ăn uống tại nơi sản xuất có bụi, nên tiếp xúc thường xuyên với không khí trong lành. Ngoài ra, môi trường làm việc phải được vệ sinh thường xuyên, nhất là các đơn vị sản xuất, đối với môi trường có bụi cần được phun ẩm để khói bụi không bay lên không trung làm ảnh hưởng tới môi trường chung.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05