Đảm bảo nguồn cung vắc xin mới chất lượng
Bé 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem | |
Đừng quay lưng với vacxin Quinvaxem mà nguy hại tới con trẻ |
PV: Thưa PGS.TS Trần Đắc Phu, xin ông chia sẻ thông tin về việc tạm dừng lưu hành loại vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng? Và việc ngừng sử dụng vắc xin này có liên quan gì tới trào lưu anti vắc xin (không tiêm vắc xin) trước đó hay không?
PGS.TS Trần Đắc Phu |
PGS.TS Trần Đắc Phu: Trước hết, chúng ta cần hiểu vắc xin Quinvaxem được đưa vào sử dụng từ năm 2010. Loại vắc xin này chuyên dùng phòng bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm gan B và viêm phổi. Tính đến nay vắc xin Quinvaxem đã sử dụng được 42 triệu mũi với những lợi ích rất tốt, đáng ghi nhận.
Và nó góp phần phòng và giảm được rõ rệt nhiều bệnh kể trên. Còn loại vắc xin Quinvaxem là do Hàn Quốc sản xuất. Hiện nay, nhà máy ngưng sản xuất loại thuốc này, bởi vậy, Việt Nam cũng như các nước đang sử dụng loại vắc xin Quinvaxem đều phải dùng vắc xin chuyển đổi.
Tiêm vắc xin là một trong những cách phòng bệnh cho trẻ đơn giản và hiệu quả. |
Và tôi cũng khẳng định, việc chuyển đổi vắc xin không liên quan gì đến trào lưu anti vắc xin. Trong khi đó, trào lưu anti vắc xin này không chỉ riêng Việt Nam mà có ở nhiều nước. Bởi vì luôn có quan điểm khác biệt giữa nuôi trẻ khoa học và theo tập quán địa phương. Nhưng theo tôi, anti vắc xin là một cách suy nghĩ lệch lạc không tốt, và ảnh hưởng trực tiếp đến chính sức khỏe của trẻ nhỏ. Và không phải vì vậy mà chúng ta phải chuyển đổi vắc xin.
PV: Loại vắc xin mới được chọn để thay thế Quinvaxem là gì? Và để tiến hành chuyển đổi vắc xin, Bộ y tế đã có những chuẩn bị gì thưa PGS?
Hiện tại, Bộ Y tế chưa chốt sẽ sử dụng loại vắc xin nào. Tuy nhiên, chắc chắn chúng tôi sẽ tính toán để nhập về loại vắc xin tốt, được sử dụng nhiều và rộng rãi trên thế giới. Đặc biệt, về thành phần, hiệu quả và giá thành của loại vắc xin này sẽ tương tự Quinvaxem. Hiện số lượng Qiunvaxem còn lại vẫn còn để sử dụng đến hết tháng 5. Sau đó, trẻ có thể tiêm nối tiếp loại vắc xin mới này. Và trước chuyển đổi, Bộ Y tế có làm quy mô nhỏ trong phạm vi 4 tỉnh, thành phố để rút kinh nghiệm. Từ tháng 6/2018, sẽ tiến hành chương trình tiêm chủng mở rộng trên quy mô toàn quốc. Để đảm bảo trẻ em được tiêm phòng đầy đủ và liên tục các loại vắc xin phòng bệnh, các phụ huynh không nên có tâm lý quá lo lắng. Đối với những trẻ đang tiêm Quinvaxem hoàn toàn yên tâm khi cho con đi tiêm nhắc mũi sau bằng loại vắc xin 5 trong 1 mới. Đặc biệt, tôi khuyến cáo các bà mẹ không được dừng tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 cho con, bởi trẻ nhỏ sẽ có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh như: ho gà, bạch hầu, sởi… |
PGS.TS Trần Đắc Phu: Trước hết tôi phải khẳng định việc ngưng và chuyển đổi vắc xin hết sức bình thường. Vắc xin như là một loại thuốc, nhưng là thuốc đặc biệt. Bởi vậy, tất cả mọi loại vắc xin, không riêng gì Quinvaxem khi chuyển đổi đều phải tiến hành đầy đủ quy trình cấp phép, sử dụng của Bộ Y tế.
Hiện tại, Bộ Y tế chưa chốt sẽ sử dụng loại vắc xin nào. Tuy nhiên, chắc chắn chúng tôi sẽ tính toán để nhập về loại vắc xin tốt, được sử dụng nhiều và rộng rãi trên thế giới. Đặc biệt, về thành phần, hiệu quả và giá thành của loại vắc xin này sẽ tương tự Quinvaxem. Hiện số lượng Qiunvaxem còn lại vẫn còn để sử dụng đến hết tháng 5. Sau đó, trẻ có thể tiêm nối tiếp loại vắc xin mới này.
Và trước chuyển đổi, Bộ Y tế có làm quy mô nhỏ trong phạm vi 4 tỉnh, thành phố để rút kinh nghiệm. Từ tháng 6/2018, sẽ tiến hành chương trình tiêm chủng mở rộng trên quy mô toàn quốc. Để đảm bảo trẻ em được tiêm phòng đầy đủ và liên tục các loại vắc xin phòng bệnh, các phụ huynh không nên có tâm lý quá lo lắng.
Đối với những trẻ đang tiêm Quinvaxem hoàn toàn yên tâm khi cho con đi tiêm nhắc mũi sau bằng loại vắc xin 5 trong 1 mới. Đặc biệt, tôi khuyến cáo các bà mẹ không được dừng tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 cho con, bởi trẻ nhỏ sẽ có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh như: ho gà, bạch hầu, sởi…
PV: Ngoài việc chuyển đổi vắc xin 5 trong 1, trong năm 2018, Bộ Y tế đang có lộ trình thay đổi một số loại vắc xin khác, trong đó có vắc xin do Việt Nam sản xuất, xin PGS cho biết về lộ trình thay đổi này?
PGS. TS Trần Đắc Phu: Năm 2017 Việt Nam đạt tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc là hơn 95%. Năm 2017 là năm thứ 18 liên tiếp Việt Nam bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, cũng là năm thứ 12 duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, bệnh rubella và bệnh sởi vẫn được khống chế không để xảy ra dịch trên toàn quốc. Đầu năm 2018, chúng ta lo dịch sởi, nhưng nhờ công tác phòng bệnh và tiêm vắc xin rất tốt nên đã không bùng phát bệnh như thế giới. Chúng ta đã thực hiện tiêm được cho 23 triệu trẻ em từ 1- 4 tuổi. Thời điểm trước tết Nguyên đán, những nơi có nguy cơ dịch cao đã được Bộ Y tế tiêm vét.
Trong năm nay, ngoài chuyển đổi vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế sẽ đưa vắc xin MR 2 trong 1 phòng sởi – rubella của Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac) sản xuất vào tiêm chủng mở rộng.
Việc này sẽ giúp giảm chi phí khi phải nhập ngoại thuốc MR. Hiện nay, dịch sởi - rubella bùng phát rất nguy hiểm. Trong khi đó, dù bệnh Rubella không gây bệnh lâm sàng nặng, nhưng lại gây nhiều dị tật bẩm sinh, nhất là ở những thai phụ đang mang thai mà mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Vì thế, tiêm sởi - rubella giải quyết được cả 2 vấn đề này.
Từ tháng 3/2018, vắc xin MR của Việt Nam đã được tiêm ở quy mô nhỏ 4 tỉnh ở 4 miền khác nhau. Sau đó, từ tháng 4/2018, vắc xin sởi- rubella do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rông. Việc đưa vắc xin sởi – rubella của Việt Nam sản xuất tháy thế hoàn toàn những vắc xin nhập ngoại. Điều này sẽ góp phần phủ rộng hơn cho đối tương 18 tháng tuổi và những vùng nguy cơ. Trước đó, trẻ dưới 18 tháng tuổi chủ được tiêm sởi đơn.
Ngoài ra, để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt đạt được, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với tiếp tục cho trẻ 2 – 4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt BOPV- vắc xin bại liệt hai tuýp. Bộ Y tế cũng sẽ đưa vắc xin tiêm vắc xin IPV cho trẻ 5 tháng tuổi vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 8/2018.
Xin cảm ơn PGS!
Minh Khuê (Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42