Đã tìm ra cách tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc chưa từng biết tới
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam | |
Bước đột phá trong điều trị lao kháng thuốc, tỷ lệ thành công 82% | |
Cảnh báo sốt rét kháng thuốc |
Vi khuẩn MRSA dưới kinh hiển vi |
Trong cuộc đua tiến hóa giữa các vi khuẩn chết người với kháng sinh, vi khuẩn đang tỏ ra vượt trội trong những năm gần đây. Có thể thấy rõ ràng điều này qua các báo cáo về những vi khuẩn kháng những kháng sinh “dự phòng cuối cùng” ngày càng nhiều. Năm ngoái, nỗi lo về tình trạng kháng kháng sinh đã được nhiều quốc gia cảnh báo về một hậu quả thảm khốc nếu vấn đề không được giải quyết trên toàn thế giới.
Sự gia tăng kháng kháng sinh có 1 phần từ việc sử dụng thuốc kháng sinh cho cả những bệnh lý như cảm lạnh – vốn do vi rút, chứ không phải vi khuẩn – và tất nhiên là thuốc kháng sinh không có tác dụng gì với bệnh này nhưng các vi khuẩn khác có cơ hội làm quen, chế ngự kháng sinh. Ngoài ra, kháng sinh cũng được sử dụng trong nông nghiệp để thúc đẩy sự tăng trưởng của vật nuôi.
Cuộc chạy đua tìm ra những kháng sinh “thế hệ mới” để đánh bại các siêu khuẩn kháng thuốc mạnh nhất cuối cùng cũng chạm đích.
Những kháng sinh thông thường đều phải bám vào tế bào của vi khuẩn để tiêu diệt chúng, giống như việc tra chìa vào ổ khóa. Và với vi khuẩn kháng thuốc – có khả năng thay ổ khóa – thì chìa khóa đang có sẽ trở thành vô tác dụng.
Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 1 loại thuốc mạnh đến mức có thể “nhấc bổng cánh cửa ra khỏi bản lề”.
“Thật kinh ngạc, chúng tôi đã phát hiện ra rằng 1 số loại kháng sinh có khả năng bám vào và tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc bởi chúng mạnh đến nỗi không cần tra chìa khóa vào ổ, vì chúng có thể “thổi bay cánh cửa khỏi bản lề" - giết chết các vi khuẩn ngay lập tức.
Loại thuốc kháng sinh có khả năng xé nát vi khuẩn
Nghiên cứu này đã thử nghiệm 1 loại kháng sinh mạnh có tên vancomycin, được dùng như 1 giải pháp dự phòng cuối cùng đối với các bệnh nhiễm trùng như MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin gây nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi) và 1 loại kháng sinh thế hệ thứ 3 khác oritavancin, dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng da.
“Chúng tôi nhận thấy oritavancin dồn ép vi khuẩn kháng thuốc với sức mạnh gấp 11.000 lần so với vancomycin – 1 kháng sinh thế hệ 3 cùng nhóm,” TS. Ndieyira nói.
“Mặc dù có cùng “chìa khóa” như vancomycin nhưng oritavancin lại có hiệu quả cao trong tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc.
“Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa biết oritavancin diệt vi khuẩn như thế nào nhưng nghiên cứu cho thấy sung lực nó tạo ra mạnh đến mức gây rách màng bao bọc vi khuẩn và xé chúng tan xác”.
Đây là cách diệt vi khuẩn chưa từng biết tới trước đây.
“Các phân tử oritavancin có khả năng kết dính với nhau rất tốt, tạo thành cụm, tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cách chúng diệt vi khuẩn”, TS Ndieyira nói tiếp.
“Khi 2 cụm phân tử bám vào bề mặt vi khuẩn, chúng sẽ xé toạc màng bao quanh vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
“Đáng chú ý, chúng tôi còn phát hiện ra rằng điều kiện ở bề mặt vi khuẩn còn hỗ trợ các cụm phân từ này, khiến kháng sinh càng hiệu quả hơn trong tiêu diệt vi khuẩn".
Có thể tận dụng thuốc kháng sinh đã có
Hiện các nhà nghiên cứu đang phát triển 1 công thức toán mà có thể sử dụng để sàng lọc các kháng sinh mới có cùng “nội lực” mạnh mẽ như vậy.
“Phát hiện này không chỉ giúp chúng tôi tạo ra những kháng sinh mới hiệu quả mà còn có thể cải tiến các kháng sinh đã có để chúng có thể vượt qua khả năng kháng cự của vi khuẩn”, TS. Ndieyira nói.
“Oritavancin chỉ là 1 phiên bản khác của vancomycin, và hiện chúng tôi đã biết cách nâng cấp các kháng sinh khác.
“Điều này sẽ giúp chúng ta tạo ra 1 thế hệ kháng sinh mới để giải quyết các bệnh nhiễm khuẩn đa kháng thuốc, đang được xem là mối đe dọa lớn nhất trên toàn cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hiện đại”.
Phát hiện được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42