Đà Nẵng "dọa" khởi kiện nhân tài vì vi phạm hợp đồng
Trong chiến lược đào tạo cán bộ đến năm 2020, Thành ủy Đà Nẵng hợp nhất hai đề án "Đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài" và "Đào tạo đại học bằng ngân sách nhà nước cho học sinh THPT" thành Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922).
Những người tham gia 922 được cấp học bổng, chi phí đi lại; hỗ trợ học ngoại ngữ và được bố trí việc làm thu nhập cao sau khi tốt nghiệp cũng như các chính sách ưu đãi khác. Học viên ra khỏi Đề án phải bồi thường cho Đà Nẵng số tiền gấp 5 lần kinh phí nhận từ ngân sách thành phố nếu vi phạm các lỗi như tự ý bỏ học, không trở về công tác, không thực hiện đủ thời gian làm việc theo cam kết, đơn phương chấm dứt hợp đồng...
Đà Nẵng đang thu hút được cán bộ công chức trẻ có năng lực, chuyên môn cao nhờ các chính sách đãi ngộ. Ảnh: Nguyễn Đông |
Tại Hội nghị tổng kết Đề án 922 hôm 12/3, đại diện Sở Tài chính cho biết, đến nay có 608 lượt người tham gia, thành phố đã chi gần 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, 29 học viên ra khỏi Đề án với các lý do như kết quả học tập không đạt yêu cầu, không làm việc cho thành phố, bị đơn vị sa thải… buộc phải bồi thường hơn 33 tỷ đồng. Đà Nẵng mới chỉ thu hồi được hơn 2 tỷ đồng từ các học viên này.
Ông Trần Thọ, Bí thư Đà Nẵng, chỉ đạo thành phố cần có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm hợp đồng đào tạo. Bên cạnh đó, thành phố sẽ thu hút nhân tài là chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực cần thiết, tăng nhân lực y tế, văn hóa, du lịch, đặc biệt tránh "chảy máu chất xám".
Trao đổi với PV sáng 13/3, ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Đề án 922, cho biết trong số các học viên vi phạm hợp đồng, có người học nước ngoài 5-7 năm, tiêu tốn số tiền trên dưới 1 tỷ đồng, giờ bị yêu cầu bồi thường gấp 5 lần nên đội số tiền lên cao.
Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông |
Đà Nẵng từng "dọa" khởi kiện nhân tài với những trường hợp vi phạm hợp đồng, nhưng theo ông Tiếng, đến nay chưa tiến hành với học viên nào vì phải giải quyết có tình, có lý. Có người cố tình vi phạm, nhưng cũng có người gặp phải hoàn cảnh bất khả kháng, như đi học lấy chồng ngoại rồi chồng bị tai nạn giao thông, nằm liệt giường không về lại Đà Nẵng được.
"Thực ra, việc nhân tài không làm việc cho thành phố thì cũng sẽ góp công sức cho sự phát triển của đất nước. Nhưng mình nghèo thì không thể chơi sang kiểu đó, anh cam kết tham gia thì phải thực hiện đúng hợp đồng. Không có chế tài mạnh Đề án sẽ rã đám ngay", ông Tiếng nói.
Cũng theo ông Tiếng, Thủ tướng Chính phủ vừa có quy định chung về xử lý vi phạm hợp đồng với những người đi học bằng tiền ngân sách, mức phạt là hoàn trả đúng số tiền học bổng được nhận, hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn yêu cầu học viên 922 trước khi có quy định của Thủ tướng phải thực hiện đúng cam kết bồi thường như ban đầu, không được hồi tố.
Từ năm 1998 đến nay, Đà Nẵng đã tiếp nhận hơn 1.000 người tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên về làm việc, trong đó có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 2,… góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Đặc biệt là nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, thành thạo ngoại ngữ. Thành phố cũng có nhiều chính sách hấp dẫn nhân tài. Ngoài chế độ đãi ngộ vật chất ban đầu, hỗ trợ hàng tháng, bố trí nhà chung cư cho nhân tài từ các địa phương khác đến công tác, cán bộ theo chính sách còn được ưu tiên thi tuyển công chức, viên chức. |
Nguồn Vnexpress
Nên xem
Sớm ban hành Đề án hỗ trợ công nhân khu công nghiệp chăm sóc, nuôi dạy con
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình 4 nạn nhân tử vong tại Chương Mỹ
EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động
Một số biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy
Tin khác
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Tin mới 26/11/2024 11:48
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
Sự kiện 25/11/2024 19:20
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri
Tin mới 25/11/2024 17:55
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 16:38
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 12:39
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Sự kiện 25/11/2024 07:54
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24