Cứu sống bệnh nhân bị whitmore khi cơ hội sống mong manh
10 nạn nhân đang được điều trị tích cực | |
Máy đo chức năng vòi nhĩ - Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam | |
Làm thế nào để nhận biết trẻ bị khiếm thính? |
Theo bác sĩ nội trú Ngô Thị Phương Nhung - Khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), bệnh nhân (BN) Thêm nhập viện cách đây vài tháng có biểu hiện bị nhiễm trùng, sưng tấy khớp gối phải, sốt cao kéo dài và hạn chế vận động. BN từng đi châm cứu vùng khớp gối hơn 1 tuần mà không đỡ.
Sau khi điều trị tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa 10 ngày nhưng bệnh không thuyên giảm nên ngày 8.9 bệnh nhân được chuyển lên khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai. Điều trị theo phác đồ bệnh khớp không đỡ nên 3 ngày sau, bệnh nhân chuyển đến Phòng Hồi sức tích cực của Khoa Truyền nhiễm trong tình trạng hết sức nguy kịch với biểu hiện nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, sốt cao liên tục 39-40oC, sưng đau khớp gối phải, tổn thương gan, thận…
PGS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và TS Đỗ Duy Cường- Trưởng Khoa Truyền nhiễm trò chuyện với bệnh nhân Thêm. |
“BN được xét nghiệm cấy máu đến lần thứ 3 mới phát hiện mắc bệnh whitmore vì bệnh này rất khó xác định. Mặc dù vậy, sau hơn 10 ngày điều trị theo phác đồ đặc hiệu, bệnh nhân vẫn tiếp tục có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn kèm theo suy đa phủ tạng nặng. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, xử trí sốc nhiễm khuẩn đồng thời phối hợp kháng sinh mạnh liều cao. Dù cơ hội sống rất mong manh, nhưng bằng quyết tâm cao chúng tôi đã cứu sống được bệnh nhân” – bác sĩ Nhung chia sẻ.
Được biết, whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây nên và mọi lứa tuổi đều mắc bệnh với tỷ lệ tử vong gần 60%. Người có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất là nông dân, người có tiền sử đái tháo đường, người nghiện rượu, người có bệnh mãn tính về phổi hoặc thận. Bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do tụ cầu, liên cầu. Không chỉ khó khăn về chẩn đoán bệnh mà cả việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh tiêm tấn công liều cao kéo dài liên tục và duy trì từ 3 đến 6 tháng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38