Cuộc bầu cử đã đảm bảo đúng luật và dân chủ
![]() | 98,77% cử tri đã đi bỏ phiếu |
![]() | Thanh Hóa: Cử tri đi bỏ phiếu đạt tỷ lệ 99,52% |
Đánh giá nhanh sau khi kết thúc ngày bầu cử, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử TP.Hà Nội nhận định: Hà Nội có số lượng cử tri và số lượng đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp được bầu cao nhất cả nước, cuộc bầu cử ở Hà Nội đã đạt được 3 điểm: Đảm bảo đúng Luật, dân chủ; an toàn mọi mặt và thực sự là Ngày Hội của toàn dân.
Gửi trọn niềm tin vào bộ máy chính quyền mới
Có mặt tại điểm bầu cử số 3 phường Trung Liệt, quận Đống Đa từ sớm, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Yến xúc động: "Mẹ đã 87 tuổi, lại bị loãng xương, nhưng hôm nay vẫn đủ sức khỏe đi bầu cử, nên rất sung sướng. Được tự mình cầm lá phiếu trên tay đi bầu cử cũng là điều đáng tự hào".
![]() |
Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thực hiện quyền công dân tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP.Hà Nội. |
Theo mẹ Yến, được đi bầu cử là quyền lợi mà biết bao thế hệ đã đổi bằng máu mới có. Lá phiếu là quyết định của những người có tâm đối với việc xây dựng và đổi mới đất nước.
Mỗi cá nhân, qua lá phiếu bầu cử cũng là đang đóng góp cho xã hội, sự đóng góp đáng quý và cũng đầy tự hào. Mẹ Yến đã tìm hiểu kỹ từng ứng viên ứng cử tại nơi mẹ bỏ phiếu và thấy các đại biểu đều rất xứng đáng có trình độ, có kinh nghiệm, có sức trẻ.
Là một trong những công nhân tham gia bỏ lá phiếu đầu tiên tại đơn vị bầu cử số 8 đóng tại điểm sinh hoạt văn hóa Khu nhà ở công nhân Kim Chung, Đông Anh, chị Ngô Thị Chinh- công nhân Công ty Hoya KCN Bắc Thăng Long cho biết: Đây là lần đầu tiên tôi đi bỏ phiếu nên rất hồi hộp.
|
Trước đó, chúng tôi đã được Công đoàn Công ty tạo điều kiện giới thiệu về các ứng viên và thủ tục bầu cử nên cũng đỡ bỡ ngỡ hơn. Tôi thấy công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử công khai, minh bạch và rất chuyên nghiệp. “Tôi mong muốn các ứng viên được bầu sẽ là người đại biểu của nhân dân, gần dân và sâu sát hơn nữa với công nhân chúng tôi” - chị Chinh kỳ vọng.
Bế theo con trai đi bầu cử, anh Ngọ Minh Tường (SN 1987) - công nhân Công ty Mitsumitshi (KCN Bắc Thăng Long) chia sẻ: “Đây là lần thứ hai tôi đi bầu cử. Nếu so với lần trước ở quê, tôi thấy thông tin và công tác tổ chức của lần bầu cử này công khai và chuyên nghiệp hơn.
Chúng tôi được Công đoàn Công ty và Công đoàn KCN-CX tạo điều kiện tiếp xúc với các ứng viên, qua đó chúng tôi được trình bày những tâm tư và nguyện vọng của mình, các ứng viên cũng hiểu rõ hơn về địa bàn của mình. Mong rằng, bộ máy chính quyền mới sẽ có bản lĩnh, đề ra nhiều quyết sách sáng suốt để đưa đất nước phát triển”.
Qua lá phiếu của mình, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Kim Mã, Trưởng ban Công tác Mặt trận địa bàn dân cư số 7 - kỳ vọng: “Tiếp nối thành công của Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII, tôi tin rằng kỳ bầu cử này sẽ tìm ra được những đại biểu chất lượng, gánh vác trọng trách của địa phương, đất nước, đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước”.
Hơn 98% số cử tri cả nước đã tham gia bỏ phiếu
Chia sẻ với báo giới về kỳ bầu cử lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đây là lần thứ 14 chúng ta tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước, nhưng đây là cuộc tổng tuyển cử lớn nhất từ trước tới nay với 69 triệu cử tri đi bầu cử cho 500 đại biểu Quốc hội, gần 4.000 đại biểu Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố; gần 25.000 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện và 124.000 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã, phường".
Tại buổi gặp trao đổi nhanh với các phóng viên đêm 22.5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia - Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định: Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong ngày bầu cử trên cả nước tuyệt đối an toàn.
Theo ông Phúc, tính đến 22 giờ ngày 22.5.2016, đã có 65.586.622 cử tri đi bỏ phiếu - tương đương với tỉ lệ 98,77%. Một điểm mới là tại kỳ bầu cử này, những điểm mới trong thực hiện Luật Bầu cử Quốc hội đã được thực thi, đảm bảo như đã truyền hình trực tiếp việc mở hòm phiếu, đếm phiếu với sự giám sát của các nhà báo, thể hiện tính chất công khai rất minh bạch, rõ ràng.
Một điểm mới nữa là kỳ bầu cử này đã có hơn 3.300 số người tạm giam, tạm giữ đã được thực hiện quyền bầu cử. Việc bỏ phiếu tại trại tạm giam đã truyền hình trực tiếp trên kênh Quốc hội và đây là điểm mới mà cả nước, cả thế giới đều quan tâm.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết: Về cơ bản là sau 19 giờ ngày 22.5 các hòm phiếu đã được mở, chỉ còn một số ít điểm bỏ phiếu chờ đến 21 giờ để chờ thêm các cử tri. Hiện nay, Hội đồng Bầu cử chưa phát hiện sai sót nào trong quá trình bầu cử và hy vọng không có đơn vị nào phải bầu lại.
Chậm nhất sau 3 ngày, tổ bầu cử báo cáo kết quả với Mặt trận tổ quốc các cấp, sau 5 ngày báo cáo Ban Bầu cử, sau 7 ngày sau báo cáo với Hội đồng Bầu cử quốc gia. Cuối cùng, Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ xem xét tất cả ý kiến kiến nghị, chậm nhất 20 ngày sẽ công bố kết quả bầu cử Quốc hội và chậm nhất 10 ngày thông báo kết quả trúng cử HĐND địa phương.
Tại Hà Nội, theo thông tin nhanh từ Ủy ban Bầu cử TP.Hà Nội, tính đến 19 giờ, số cử tri đi bầu đạt tỉ lệ 98,43%. Toàn Thành phố có 1.946/4.875 khu vực bỏ phiếu có số cử tri đi bầu đạt tỉ lệ 100%. Có 1.380/4.875 khu vực bỏ phiếu tổ chức khai mạc sớm. Nơi khai mạc sớm nhất là khu vực bỏ phiếu số 1, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai (5 giờ sáng).
Tại tất cả các khu vực bỏ phiếu, cuộc bỏ phiếu diễn ra an toàn, dân chủ, đúng quy định, không có tình huống phức tạp xảy ra. Để có được kết quả này, theo Ủy ban Bầu cử Thành phố, toàn bộ 4.875 khu vực bỏ phiếu đã được chuẩn bị chu đáo, trang trí theo đúng quy định.
Các địa bàn dân cư và các tuyến đường, phố của Thủ đô được trang hoàng cờ hoa rực rỡ, công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên tạo nên không khí Ngày Bầu cử thực sự là Ngày Hội của toàn dân.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nhận định: Cuộc bầu cử đã diễn ra rất tốt với tỉ lệ cử tri bỏ phiếu cao. Công tác tuyên truyền, trang trí của Hà Nội được Trung ương đánh giá cao.
Đặc biệt, trong cuộc kiểm tra một số điểm bầu cử tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh giá việc Hà Nội in tiểu sử các ứng cử viên gửi đến từng gia đình là điểm mới, tạo ra thông tin minh bạch của các ứng cử viên đến cử tri và người dân cũng đánh giá cao việc này.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (31/3): Vàng trong nước và thế giới vẫn cao chót vót

Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Xây dựng những nét riêng độc đáo cho sản phẩm OCOP Thủ đô vươn mình
Tin khác

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới
Sự kiện 30/03/2025 21:57

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sự kiện 29/03/2025 15:56

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã
Sự kiện 29/03/2025 09:47

Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo
Sự kiện 29/03/2025 09:18

Xếp lương cao phải đi kèm với chất lượng giáo dục
Sự kiện 28/03/2025 19:20

Văn hóa là yếu tố quan trọng trong xây dựng, sắp xếp đơn vị hành chính mới
Sự kiện 28/03/2025 14:14

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 28/03/2025 12:45

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU
Sự kiện 28/03/2025 08:44

Quy định rõ khi nào được trao đổi, tặng cho dữ liệu cá nhân
Sự kiện 27/03/2025 10:47

Đại biểu đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ và xăng
Sự kiện 26/03/2025 16:38