Cùng chăm lo tốt hơn cho người lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

(LĐTĐ) Chiều nay (17/9), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2019-2023.
cung cham lo tot hon cho nguoi lao dong gop phan nang cao nang luc canh tranh quoc gia Chú trọng chăm lo đời sống cho người lao động
cung cham lo tot hon cho nguoi lao dong gop phan nang cao nang luc canh tranh quoc gia Chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động
cung cham lo tot hon cho nguoi lao dong gop phan nang cao nang luc canh tranh quoc gia Nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích đoàn viên, CNVCLĐ

Tới dự, chứng kiến lễ ký kết có các đồng chí: Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bùi Văn Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, Triệu Tài Vinh - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

cung cham lo tot hon cho nguoi lao dong gop phan nang cao nang luc canh tranh quoc gia
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đ.Hải

Tham dự lễ ký kết giữa 3 cơ quan có các đồng chí: Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, trong bối cảnh tình hình mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xác định cần tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, tăng cường quản lý nhà nước, đồng hành vì sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển bền vững đất nước. Muốn vậy, ba cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và triển khai hiệu quả cơ chế 3 bên, 2 bên ở tất cả các cấp.

“Thông qua 2 bản chương trình ký kết hôm nay, với 59 giải pháp cụ thể tập trung vào 14 nội dung cốt lõi, tôi hoàn toàn tin tưởng khi được triển khai sẽ góp phần tạo nên sự thay đổi mang tính nền tảng của quan hệ lao động tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang và sẽ thực hiện các cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP, EVFTA…, tuân thủ tiêu chuẩn lao động quốc tế, Bộ luật Lao động 2012 đang được sửa đổi với nhiều nội dung thay đổi căn bản, quan hệ lao động đang có nhiều chuyển biến mang tính bước ngoặt” – đồng chí Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.

Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao sự chủ động, tích cực của 3 cơ quan trong việc xây dựng, tổ chức ký kết Chương trình phối hợp. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng, tình hình quan hệ lao động tiếp tục có nhiều biến chuyển mới, Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn đang được xem xét sửa đổi.

cung cham lo tot hon cho nguoi lao dong gop phan nang cao nang luc canh tranh quoc gia

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Bộ Trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ký Chương trình phối hợp giữa hai bên. Ảnh: Đ.Hải

Các giải pháp, biện pháp trong 2 chương trình được các bên triển khai đồng bộ, quyết liệt sẽ giúp quan hệ lao động ngày càng hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, ổn định chính trị, xã hội, giúp nâng cao lực năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện chăm lo nhiều hơn, tốt hơn cho người lao động.

Đồng chí Trương Hòa Bình yêu cầu ngay sau buổi ký kết, mỗi bên cần tuyên truyền, phổ biến nội dung chương trình trong toàn hệ thống, để cả hệ thống phải thống nhất nhận thức và cùng chung hành động phối hợp Chương trình ở tất cả các cấp.

Bên cạnh đó, hằng năm phải cụ thể hóa các nội dung trong Chương trình thành các hoạt động cụ thể của từng bên, của cả hai bên. Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và có đánh giá kết quả hàng năm để kịp thời rút kinh nghiệm quá trình triển khai.

Tại Hội nghị, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 12 đồng chí thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trao tặng Kỷ niệm chương ‘Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và Xã hội” cho 10 đồng chí thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam trao tặng Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp” cho 7 đồng chí thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đồng chí cũng giao nhiệm vụ cho từng cơ quan, từng ngành. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị toàn hệ thống tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cấp công đoàn; chủ động trong việc giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra nhằm giúp đảm bảo việc thực thi pháp luật đối với người lao động; tổ chức và phát động các phong trào thi đua nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…

Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng chí Trương Hòa Bình đề nghị cần thực hiện quyết liệt hơn, toàn diện hơn, cần có bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội; thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của các bên, đặc biệt là của người sử dụng lao động.

Trong việc tham mưu giúp Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ luật Lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng, lắng nghe và tiếp thu đầy đủ ý kiến nhân dân và các bên, đề xuất các nội dung thực sự khoa học, chặt chẽ, giải quyết được những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực quan hệ lao động hiện nay, từ đó thúc đẩy quan hệ lao động và thị trường lao động của nước ta ngày càng phát triển.

cung cham lo tot hon cho nguoi lao dong gop phan nang cao nang luc canh tranh quoc gia

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc ký chương trình hợp tác giữa hai bên. Ảnh: Đ.Hải

Đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đồng chí Trương Hòa Bình đề nghị cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, người sử dụng lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Từng người sử dụng lao động, từng doanh nghiệp bên cạnh việc tổ chức sản xuất, kinh doanh tốt phải thực sự quan tâm, chia sẻ với người lao động về những khó khăn họ đang gặp phải, tôn trọng người lao động, coi người lao động là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp và của đất nước; phải luôn tìm kiếm các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống và tạo việc làm bền vững cho người lao động.

Nội dung chính trong chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tập trung vào 9 lĩnh vực, gồm:

1.Công tác xây dựng pháp luật;

2.Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và đào tạo;

3.Công tác quan hệ lao động và tiền lương;

4.Công tác bảo hiểm xã hội;

5.Công tác an toàn, vệ sinh lao động;

6.Công tác bình đẳng giới và bảo đảm quyền của trẻ em;

7.Công tác việc làm và đào tạo nghề nghiệp;

8.Công tác thanh tra, kiểm tra;

9.Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Nội dung chính trong chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam gồm:

1.Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”;

2.Phối hợp thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp;

3.Tổ chức các hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp;

4.Nâng cao hiệu quả tham gia các thiết chế hai bên, ba bên;

5.Thiết lập kênh thông tin, tham vấn, đối thoại thường xuyên.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động