Cụ bà sống trường thọ nhờ nghe nhạc và ăn cơm trắng
Nữ trưởng thôn có “tinh thần thép” | |
Chuyện về cặp vợ chồng trường thọ nơi “thung lũng tiên” | |
Đột biến gen khiến cụ bà trường thọ |
“Hạnh phúc” muộn màng
Hỏi về cụ, ở thôn Đồng Bảng này không ai là không biết, bởi lẽ, ở vùng nông thôn với cuộc sống vất vả, khó khăn mà có một người sống thọ như cụ Suốt đó là “của hiếm”. Nhắc đến cụ, từ người già đến trẻ nhỏ trong làng trên gương mặt đều ánh lên niềm tự hào. Họ tự hào bởi chính cái “kỷ lục” người phụ nữ cao tuổi nhất làng, tự hào vì trong gian khó, vất vả đã tạo nên một người phụ nữ kiên cường cùng với cuộc sống giản dị, yêu đời, yêu cuộc sống.
Ngôi nhà gỗ cổ xưa nằm nghiêng nghiêng trong ánh nắng vàng vọt của những ngày cuối thu, khiến cho khung cảnh trở nên thơ mộng. Trong nhà, cụ Suốt nằm trên một chiếc Sập gỗ cũ kỹ, đôi mắt khép hờ, bàn tay gầy gò, nhăn nheo gõ nhè nhẹ xuống Sập theo từng nhịp phách của làn điệu ca trù, con người cụ toát lên vẻ thư thái lạ thường. Chợt nghe có tiếng người hỏi thăm, cụ vội với tắt chiếc máy catset cũ kỹ đã nhuốm màu thời gian. Đưa đôi mắt mờ đục nhìn về phía chúng tôi, cụ khẽ cười rồi bảo: Các cháu hỏi ai? Hôm nay ở nhà chỉ có một mình cụ, các con ra đồng hết, ở nhà buồn chẳng biết làm gì chỉ có cái máy catset cũ này làm bạn. Mà các cháu có thích nghe ca trù không? Bây giờ lứa tuổi các cháu chẳng mấy người thích cái thể loại nhạc truyền thống này đâu. Cụ Suốt hỏi một tràng dài, rồi chẳng kịp nghe chúng tôi trả lời.
Cụ Suốt sống trường thọ nhờ nghe nhạc, ăn cơm trắng với muối vừng |
Khi biết mục đích cuộc viếng thăm bất thường của chúng tôi, cụ cười xuề xòa, chắp nối những đoạn ký ức đứt gãy, cụ Suốt nhớ lại, khi cụ sinh ra được 3 tháng tuổi, mẹ cụ không may lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sống trong cảnh “gà trống nuôi con”, một mình chăm sóc 4 người con thơ dại mà không đủ ăn, cha của cụ đành gửi đứa con gái mới 3 tháng tuổi nhờ người em nuôi giúp. Lên 8 tuổi, cụ Suốt một lần nữa lại bị cho đi ở đợ, bởi hoàn cảnh gia đình nhà người cô cũng chẳng khấm khá, trong khi đó cha của cụ lại ốm đau triền miên.
Cha mất, trong nhà không còn một đồng bạc để lo tang lễ, ma chay, vay mượn khắp vùng mà không được, tủi cực cụ Suốt chỉ biết ôm chặt lấy cha mình mà khóc. “Khóc mãi thì cũng phải thôi, khi đó tôi liền nghĩ cách “bán mình” để lấy tiền chôn cất cho cha. Nghĩ vậy tôi đã nhờ bà mối giúp đỡ với mong muốn duy nhất: ai giúp tôi lo tang ma cho cha, tôi sẽ trở thành người hầu, kẻ hạ cho người đó suốt đời. Thế rồi chính cái thời điểm túng quẫn ấy, tôi đã tìm được hạnh phúc của đời mình”, cụ Suốt bùi ngùi.
Chăm chỉ, ngoan hiền, vừa mở lời mai mối cụ Suốt nhận được ngay lời đồng ý của người đàn ông cùng làng là Phùng Văn Điển, một người đã có vợ và hơn cụ đến gần 30 tuổi. Thế nhưng bước vào hoàn cảnh ấy, cụ làm gì có lựa chọn nào khác. Gói gém đồ đạc trở về “nhà chồng” sống phận làm lẽ, bao lo lắng, sợ hãi đè nặng lên tâm chí người phụ nữ tuổi đôi mươi. Đúng như lo lắng của cụ, khi về làm vợ hai của cụ Điển, cụ Suốt nhận được tình yêu thương của chồng bao nhiêu, thì ngược lại phải gánh chịu những trận ghen tuông của người vợ cả bấy nhiêu. Nhớ lại những trận hờn ghen ấy, mặc dù đã qua đi hàng chục năm nhưng mỗi khi nhắc lại cụ Suốt vẫn cảm thấy như nó mới xảy ra hôm qua. Sự ghen tuông của bà cả chỉ thực sự được xoa dịu khi cụ Suốt lần lượt sinh cho cụ Điển 3 người con (hai trai một gái) xinh xắn, khỏe mạnh. Thế nhưng, hạnh phúc thực sự với người phụ nữ bất hạnh đến chẳng tày gang. Khi mối bất hòa được làm lành cũng là lúc người vợ cả lâm bệnh rồi từ giã cõi trần. Không lâu sau đó, cụ Điển cũng bỏ người vợ lẽ ra đi khi đứa con trái út mới vừa chập chững lên 3.
Hội người cao tuổi Việt Nam mừng thọ cụ Nguyễn Thị Suốt |
Bao gánh nặng gia đình một lần nữa lại đè năng lên đôi vai nhỏ bé của cụ, chia sẻ về quãng thời gian vất vả ấy cụ bảo, vì lo miếng cơm bát cháo cho con nên ngày nào cũng phải ra đồng cày cấy từ lúc trời tờ mờ sáng, cho đến khi nhá nhem tối mới trở về. Cuộc sống vất vả là vậy, tuy nhiên, người phụ nữ ấy chưa một lần oán than, trách móc. Cụ tỏ ra mạnh mẽ, yêu đời, bởi thế sống đến đận tuổi này theo như lời cụ và các con cháu, thì cụ Suốt chưa phải dùng đến một viên thuốc tây nào cả.
Trường sinh nhờ nghe nhạc, cơm trắng và muối vừng
Chia sẻ về bí quyết sống mạnh khỏe ở “tuổi xưa nay hiếm”, cụ Suốt khẽ cười rồi nói, có lẽ sống được đến tuổi này là nhờ có ca trù và chế độ ăn uống đạm bạc. “Tôi thích nghe ca trù từ nhỏ, mỗi lần đi làm thuê, làm mướn ở nhà chủ thỉnh thoảng lại được “nghe trộm” vài làn điệu, chẳng hiểu sao nó ngấm vào người tôi từ khi nào chả biết. Tôi có thể nghe hát cả ngày mà không nghĩ đến ăn, đến uống, cứ như là “nghiện” ấy, nghe nhạc vào thấy tâm hồn khoan khoái lạ thường.”, cụ Suốt tâm sự.
Ngoài sở thích nghe ca trù, theo chia sẻ của cụ Suốt, trong cuộc sống hàng ngày cụ sinh hoạt rất điều độ. Đặc biệt cụ không bao giờ ăn thịt, cá hoặc các đồ ăn có mỡ, hễ đồ ăn có dính mỡ là cụ không thể nào ăn nổi. Cụ chia sẻ, ngày nhỏ cuộc sống khó khăn ăn cơm chỉ có muối vừng nên thói quen ấy đã trở thành “sở thích”, vì thế khi gia đình có điều kiện “sở thích” ấy của cụ cũng không hề thay đổi. Mặc dù ăn uống đơn giản, nhưng bữa nào cụ cũng ăn được 2 lưng bát cơm và chẳng mấy khi ốm đau lặt vặt. Không những vậy để nuôi đàn con thơ dại của mình, cụ còn làm việc bằng 2 người khác.Ở làng mỗi khi ai đó nhắc đến cụ, người dân lại trầm trồ thán phục về nghị lực và cuộc sống giản dị của người phụ nữ được coi như “báu vật” của làng.
“Giờ già rồi, răng cũng yếu đi không còn ăn cơm trắng thường xuyên như trước, nên đành phải ăn cháo thay cơm, nhưng để cháo đỡ lạt miệng tôi phải bảo mấy đứa cháu bỏ thêm ít muối lạc vào cháo. Thi thoảng nhớ cơm quá cũng năn nỉ mấy đứa con bới cho lưng bát cơm trộn với muối vừng để ăn. Giờ tuổi cao muốn làm gì cũng chả làm được, chỉ biết ôm cái casset này nghe mấy làn điệu ca trù, những lúc ấy thấy tinh thần như trẻ ra vậy”, cụ Suốt cười đầy hạnh phúc.
Ánh nắng yếu ớt khuất dần sau những ngọn tre đầu ngõ, chia tay cụ Suốt, chia tay Đồng Bảng, thế nhưng đâu đó những câu hát ngắt quãng, những nhịp phách nhè nhẹ từ bàn tay gầy gò, nhăn nheo của cụ cùng với những câu hát “Hồng..hồng…tuyết…tuyết…hứ hự hự”, được phát ra từ người phụ nữ đã bước vào tuổi xưa nay hiếm. Có lẽ, bí quyết trường sinh chẳng ở đâu xa, mà ở ngay trong con người mỗi chúng ta, hãy cứ sống với tinh thần lạc quan, yêu đời, không bon chen…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39