Công nhân làm thêm từ ứng dụng công nghệ
Công nhân, công đoàn cùng Thủ đô vươn mình lớn mạnh | |
Thanh Hóa: 4 công nhân thương vong vì sập tường rào khi dọn vệ sinh nhà xưởng |
Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Nam, công nhân đang làm việc tại KCN Thăng Long cho biết, thu nhập của công nhân phụ thuộc nhiều vào đơn hàng của công ty, nếu đơn hàng nhiều, thu nhập trung bình của anh cũng được gần chục triệu/tháng vì tăng ca thường xuyên, có khi làm cả Chủ nhật mới hết hàng. Nhưng cũng có lúc công ty ít đơn hàng, ít việc, không tăng ca, thu nhập của CNLĐ vì thế mà cũng giảm đi đáng kể.
Ngoài công việc ở công ty, nhiều CNLĐ còn ứng dụng công nghệ để tăng thu nhập |
Những lúc đó, anh Nam lại tăng ca bằng cách chạy xe ôm công nghệ, anh chia sẻ: “Trình độ mình có hạn nên không có nhiều sự lựa chọn, chủ yếu là lao động tay chân. Tuy nhiên, dù là tay chân hay thời vụ, đa phần chỗ thuê người ta cũng sắp xếp theo ca kíp nên CNLĐ đang làm việc tại các công ty khó lòng đáp ứng, vì thế tôi đã chọn chạy xe ôm công nghệ cho chủ động”.
Với một chiếc điện thoại smatphone và một chiếc xe máy Honda, được bạn bè giới thiệu, anh Nam đã đăng ký chạy Grab. Anh cho biết: “Xung quanh KCN Thăng Long tập trung rất nhiều CNLĐ nên lượng khách hàng đi xe cũng không phải là ít. Cứ có thời gian rảnh là tôi lại bật ứng dụng trên điện thoại để đợi khách đặt xe, đặc biệt, những ngày cuối tuần, nhiều người có nhu cầu đi thăm hỏi người thân hoặc sang bên nội thành để đi chơi nên lượng khách đi xe tăng lên đáng kể.
Nếu chịu khó chạy xe thì mỗi ngày trung bình cũng kiếm được trăm nghìn, ngày cuối tuần, chạy cả ngày thì cũng được 200.000 – 300.000 đồng. Nhiều đồng nghiệp của tôi rất chịu khó tăng ca kiểu này, có người tham việc, chạy đến 1, 2 giờ sáng.
Hôm nào may mắn, khách “bo” thêm, trừ tiền xăng cũng kiếm được khoảng 500.000 đồng. Thấy tiền cũng ham thật nhưng hầu như tôi không chạy xe quá muộn như thế, vì ngày hôm sau còn đi làm ở công ty, về muộn quá, mai đi làm uể oải, ảnh hưởng đến sản xuất”.
Thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội Facebook phổ cập đến mọi đối tượng, chúng tôi nhận thấy không ít bạn bè là CNLĐ đang làm việc tại các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, ngoài thời gian làm việc tại các phân xưởng, nhà máy, khi tan ca, họ trở thành những người chủ kinh doanh online. Mặt hàng họ đăng bán trên mạng xã hội Facebook rất đa dạng như: Quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng, thực phẩm hay đặc sản của vùng quê…
Có những người còn đầu tư cả thời gian và tiền bạc để đi học những khóa học kinh doanh online ngắn hạn, tự tạo fanpage trên Facebook, thuê người làm website, chạy quảng cáo… với mong muốn có nhiều người theo dõi để bán được nhiều hàng và tăng thêm thu nhập.
Chị Bùi Thị Thủy, đang làm việc tại Công ty Panasonic (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Tôi làm ở Công ty Panasonic thu nhập trung bình cũng được 6 - 7 triệu đồng/tháng. Nhưng vì muốn tăng thêm thu nhập để có tiền tích cóp làm vốn trang trải cho cuộc sống sau này nên thời gian rảnh tôi còn kinh doanh online trên mạng xã hội Facebook. Nhận thấy xung quanh KCN Thăng Long tập trung rất nhiều gia đình CNLĐ sinh sống, đa phần những gia đình đó đều có con nhỏ nhưng do đi làm tối ngày, ít có thời gian đi chợ hay đến các cửa hàng để sắm đồ cho con nên nhiều CNLĐ thường lên mạng xã hội Facebook để mua hàng online và nhờ ship đến tận nơi vừa tiện lợi vừa đỡ tốn thời gian. Chính vì thế tôi đã quyết định kinh doanh online mặt hàng quần áo trẻ em. Do bán hàng chất lượng, uy tín nên lượng khách hàng tìm đến shop online của tôi ngày càng đông vì thế mà nguồn thu nhập của tôi cũng tăng thêm 2 - 3 triệu đồng mỗi tháng nhờ kinh doanh online.”
Cũng là một trong những chủ kinh doanh online mặt hàng quần áo, chị Trần Thị Hương, đang làm việc tại Công ty Hanel (KCN Sài Đồng) chia sẻ, trước đây, với mức lương công nhân, một mình thì sống được, nhưng khi có gia đình phải tính đến chuyện để dành rồi sinh con cái, mà lương công nhân vừa nhận xong, nhoằng cái đã hết vèo thì lấy đâu mà để dành.
Vốn có chút năng khiếu về thẩm mỹ, lại được bạn bè khen ăn mặc đẹp nên chị Hương quyết định bán quần áo. Tuy nhiên, vốn ít nên không thể thuê mặt bằng, cùng với thời gian lại hạn hẹp, chị Hương quyết định bán hàng online, tận dụng mạng xã hội để trao đổi hàng hóa, giao dịch với khách hàng.
“Trước đây do mình ăn mặc nhìn cũng được, biết cách chụp ảnh, lại hay sưu tầm những câu chuyện hài hước hoặc xúc động nên bạn bè trên Facebook cũng nhiều. Công ty tôi đang làm việc lại đông công nhân, đa phần đều sử dụng mạng xã hội Facebook nên tôi cũng có nhiều lượt người theo dõi trang cá nhân. Chính vì thế, khi bán hàng online, tôi cũng có nhiều khách hàng tiềm năng.
Ban đầu là giới thiệu với các bạn trong công ty, nhờ các bạn chia sẻ các bài viết, khen chất liệu, kiểu dáng của mình một vài câu, sau đó thông tin lan truyền đi nhiều hơn, nhiều người biết đến nên thu nhập của tôi cũng ổn. Tuy nhiên, không chỉ dùng Facebook bán hàng là xong, nếu muốn bán được hàng cho anh chị em CNLĐ, hàng hóa phải rẻ nhưng chất lượng, kiểu dáng phải chấp nhận được.Chính vì thế, tranh thủ những ngày nghỉ tôi phải tự mình đến các chợ đầu mối để chọn đồ.
Cũng phải bỏ vốn ban đầu, những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, chọn đồ về bán không được, sau phải bán xổ, có khi lỗ. Nếu người mua là đồng nghiệp cùng công ty thì giao hàng đơn giản, mình tranh thủ giờ ăn trưa hoặc trước giờ vào ca giao, còn khác công ty thì phải tranh thủ buổi tối đến nhà trọ. Nhiều lúc cũng mệt nhưng đổi lại tăng thêm thu nhập nên cũng vui” – chị Hương chia sẻ.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21