Cộng đồng quốc tế “không đồng thuận”
1 phút vì sự sống của tê giác | |
Chiến dịch bảo vệ Tê giác hoang dã lại khởi động | |
Khởi động chiến dịch bảo vệ tê giác cùng diễn viên Hollywood |
ENV cũng phản đối hoạt động gây nuôi hổ và đề xuất các đại biểu tham gia Hội nghị Các quốc gia thành viên CITES (COP 17) diễn ra từ ngày 24.9 đến 5.10.2016 tại Johannesburg (Nam Phi) bỏ phiếu tăng cường các biện pháp bảo vệ đối với tê tê.
Trong khi các loài tê giác trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn bắn tại châu Phi thì Vương quốc Swaziland lại đệ trình lên COP 17 một dự thảo cho phép hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác quốc tế.
Cần có nhiều biện pháp bảo vệ loài tê giác cũng như các loài động vật hoang dã. |
Quốc gia này không chỉ đề nghị được bán lượng sừng tê giác đang lưu giữ tại các kho, mà còn muốn tiếp tục cắt sừng từ những cá thể tê giác còn sống để cung cấp cho thị trường.
ENV cho rằng, ý tưởng bán sừng tê giác rồi sử dụng khoản tiền đó cho các hoạt động ngăn chặn nạn săn trộm tê giác là hoàn toàn sai lầm. Nếu sừng tê giác hợp pháp và bất hợp pháp cùng song song tồn tại thì sẽ ảnh hưởng lớn đến những nỗ lực thực thi pháp luật quốc tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển.
Việc khó có thể phân biệt giữa sừng tê giác hợp pháp và bất hợp pháp sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và dễ khiến cho các cán bộ thực thi pháp luật không muốn điều tra, phát hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến sừng tê giác.
Thêm vào đó, những nỗ lực và bước tiến nhằm giảm thiểu tiêu thụ sừng tê giác tại các quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong suốt những năm qua cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu COP 17 cho phép hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác quốc tế.
“Nếu cho phép buôn bán và tiêu thụ sừng tê giác một cách hợp pháp thì chúng tôi sẽ phải giải thích với người dân Việt Nam như thế nào trong khi chúng tôi khuyến khích họ không nên sử dụng sừng tê giác?
Nếu chúng ta thực sự muốn bảo vệ tê giác, thì thay vì tìm cách kiếm lời trên mỗi mạng sống của tê giác, chúng ta cần quyết tâm và nỗ lực hết sức để bảo vệ các cá thể còn lại” - bà Bùi Thị Hà (Phó Giám đốc phụ trách chương trình Chính sách - Pháp luật của ENV) bức xúc. “Bởi vậy, ENV khuyến khích đại diện cơ quan CITES Việt Nam và các quốc gia thành viên bỏ phiếu phản đối đề nghị của Swaziland”.
Trong khuôn khổ COP 17, ENV cũng khuyến khích đại diện các quốc gia thành viên CITES có biện pháp chấm dứt các hoạt động gây nuôi hổ vì mục đích thương mại, bởi các hoạt động này không những không có giá trị bảo tồn mà còn đe dọa đến các quần thể hổ còn lại trên thế giới.
Hiện tình trạng gây nuôi hổ đã gia tăng đến mức đáng báo động tại Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực. Tại Việt Nam, số lượng hổ được gây nuôi đã tăng từ 5 cơ sở tư nhân với 55 cá thể năm 2007 đến 14 cơ sở với 189 cá thể vào tháng 7.2016.
Trong số 14 vườn thú tư nhân và trang trại ENV đã tiến hành khảo sát, hành vi nhập lậu và buôn bán hổ và các bộ phận của hổ đã được ghi nhận tại 6 cơ sở. 3 vườn thú tư nhân khác cũng có ghi nhận các vi phạm liên quan đến quản lý biến động các cá thể hổ.
Việc gây nuôi hổ tràn lan, không kiểm soát tại các trang trại đã dẫn tới sự gia tăng bất ổn của số lượng hổ nuôi nhốt trong các trang trại tư nhân, bất chấp đây là loài được pháp luật bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt và việc buôn bán hổ hoàn toàn bị nghiêm cấm.
Gần đây nhất, một đối tượng đã từng 2 lần bị kết án cho hành vi giết hại và buôn bán hổ, đã "núp" dưới tên vợ và được cấp phép thành lập cơ sở nuôi hổ tư nhân nhằm mục đích “giáo dục và bảo tồn”.
Cơ sở này thậm chí còn được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp phép để nhập khẩu 9 cá thể hổ từ châu Âu. Ngoài ra, cơ sở này còn có15 cá thể thổ khác trước đó đã nhập từ một trang trại khác.
“Chẳng có gì ngạc nhiên khi đối tượng vi phạm núp dưới những cái tên có tư cách pháp nhân. Các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm cần thể hiện cao tình thần “trách nhiệm” của mình và không nên tiếp tục đặt số phận của các cá thể hổ vào tay tư nhân” - bà Hà cho biết thêm.
Trước thềm Hội nghị COP 17, ENV cũng hoàn toàn ủng hộ đề xuất nâng mức bảo vệ cho các loài tê tê từ Phụ lục II lên Phụ lục I của CITES. Ở Việt Nam, việc thay đổi tình trạng bảo vệ, đặt cả 8 loài tê tê lên ngang mức bảo vệ với hổ, cùng với Bộ Luật Hình sự mới sớm có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc dễ dàng áp dụng các khung hình phạt liên quan tới tê tê: Các vi phạm liên quan đến tê tê sẽ đều bị xử lý hình sự (trừ hành vi quảng cáo tê tê).
Nhận định tổng quan về những kỳ vọng sẽ đạt được tại Johannesburg, bà Vũ Thị Quyên - Giám đốc ENV nói: “Chưa bao giờ cả thế giới lại đang dõi theo chúng ta như lúc này.
Chúng tôi rất hy vọng rằng những quyết định đúng đắn sẽ được đưa ra tại hội nghị lần này để đảm bảo sự sinh tồn của những loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đang đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng từ nạn săn bắn và buôn bán. ENV hy vọng Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam sẽ hành động vì lợi ích tối cao của các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm tại COP 17”.
HÀ THÀNH
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39