Chiến dịch bảo vệ Tê giác hoang dã lại khởi động
Chiến dịch diễn ra sau một thông báo gần đây của chính phủ Nam Phi cho biết chỉ trong bốn tháng đầu năm 2016 đã có đến 363 con tê giác bị săn trộm, tính riêng tại Nam Phi.
Chiến dịch “Vietnam, Be My Hero” là giai đoạn thứ hai của chương trình Bảo vệ Tê giác Hoang dã do tổ chức Wilderness Foundation Africa (WFA) hợp tác cùng Peace Parks Foundation (PPF) và SOUL Music & Performing Arts Academy (SOUL) đồng thực hiện ra mắt lần đầu tại Việt Nam vào năm 2014.
Thông qua các kênh truyền thông đa phương tiện, các cuộc thi và những trải nghiệm đầu tiên khi khám phá thế giới động vật hoang dã tại Châu Phi, chương trình Bảo vệ Tê giác Hoang dã diễn ra với mục đích truyền tải đến thế hệ trẻ Việt Nam về việc bảo vệ tê giác và khuyến khích họ trở thành đại sứ của chiến dịch này.
Người Việt Nam đang ngày càng thể hiện quyết tâm để hỗ trợ việc bảo tồn và cải cách môi trường. Với cùng quan điểm này, các trường tại TP HCM đã rất hào hứng tham gia vào chiến dịch “Vietnam, Be My Hero”, như một cơ hội kết nối các thế hệ tiếp theo với chiến dịch để trở thành một phần của giải pháp về việc giữ gìn môi trường, không chỉ ở đất nước của họ mà còn lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
Giai đoạn thứ hai của chiến dịch Bảo vệ Tê giác hoang dã được xây dựng dựa trên các hoạt động trong năm 2014 và 2015 khi chứng kiến 15,000 các bạn trẻ Việt Nam từ 12 trường quốc tế tại TP HCM được giới thiệu về các cuộc khủng hoảng trong nạn săn trộm tê giác và được mời tham dự cuộc thi Tê giác Hoang dã (Wild Rhino Competition).
Được lựa chọn từ hơn 1,500 bài thi, 22 bạn trẻ Việt Nam đã chiến thắng và giành được phần thưởng là một chuyến đi đến Nam Phi để trải nghiệm cảm giác lần đầu tiên nhìn thấy tê giác trong thế giới hoang dã và tìm hiểu các vấn đề về việc bảo tồn và bảo vệ các cá thể hoang dã khác.
Lấy cảm hứng từ những gì họ đã thấy và học được, các bạn trẻ đã trở thành những đại sứ của chiến dịch này. Chiến dịch “Vietnam, Be My Hero” đã được tạo ra thông qua những ý kiến đóng góp sâu sắc của các bạn trẻ Việt Nam trong các buổi hội thảo cùng ban cố vấn chuyên môn khi các bạn đang ở Nam Phi.
Sử dụng các nguyên tắc giáo dục thực tế, chiến dịch được khắc họa bằng những thông điệp và suy nghĩ của các đại sứ trẻ trên các áp phích, tờ rơi giáo dục và các tài liệu chiến lược khác; đã được cung cấp và trưng bày xung quanh khuôn viên trường học.
Không dừng lại ở đó, việc tham gia và tương tác với chiến dịch Tê giác Hoang dã còn được tuyên truyền thông qua các trang web, Facebook và Instagram. Đại diện của WFA, PPF và SOUL đã đến thăm các trường học trong tuần lễ từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 5 để khởi động chiến dịch và khuyến khích sự tham gia của các bạn trẻ.
Tiến sĩ Andrew Muir, Giám đốc điều hành của WFA cho biết: "Được nhìn thấy trẻ em Việt Nam ở mọi lứa tuổi đón nhận ý kiến rằng tê giác là một phần tài sản của họ quả thực là một phần thưởng đáng quý đối với tôi.
Hiện nay đã không còn tê giác tồn tại ở nơi hoang dã tại Việt Nam, vì vậy trách nhiệm của người Việt Nam là giúp đỡ chúng tôi chống lại cuộc khủng hoảng về nạn săn trộm tê giác. Chúng tôi tự hào khi được làm việc tại Việt Nam và được khích lệ bởi những phản hồi tích cực mà chúng tôi nhận được từ chiến dịch này.”
Góp phần tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch này, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của Nhạc sĩ nổi tiếng là Thanh Bùi, Giám đốc điều hành của SOUL. Với mong muốn thay đổi cục diện, anh cho biết: "Chiến dịch “Vietnam, Be My Hero” là một cơ hội cho người Việt Nam phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, thông qua một vấn nạn mang tính quốc tế. Và trên tinh thần là một quốc gia, chúng ta có thể làm giúp cải thiện lại những sự tàn phá sai trái. Tôi tin rằng chúng ta có cơ hội để ngăn chặn và dừng lại nhu cầu sử dụng sừng tê giác. Việt Nam có thể trở thành anh hùng của loài tê giác".
Ông Werner Myburgh, Giám đốc điều hành của PPF đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm nhu cầu bằng cách tiếp cận đa chiều để giải quyết cuộc khủng hoảng về nạn săn trộm tê giác: "Nắm rõ và chấp nhận sự thật phũ phàng rằng sẽ không có giải pháp ngắn hạn nào để chấm dứt nạn săn trộm tê giác, chúng tôi tiếp tục tham gia vào các hoạt động hỗ trợ nhằm giải quyết những thách thức quan trọng trong việc ngăn chặn chuỗi cung ứng sừng tê giác bất hợp pháp để bảo vệ loài tê giác; phá vỡ mạng lưới buôn bán; và làm giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác – yếu tố chính làm gia tăng tội phạm động vật hoang dã."
Bảo vệ Tê giác Hoang dã là một phần trong chiến lược 5 năm, được thực hiện trên diện rộng nhằm hạn chế nhu cầu về sừng tê giác ở các nước tiêu thụ chính, như Việt Nam.
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17