Công đoàn tham gia đẩy lùi tai nạn lao động
Quan tâm chăm lo công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp | |
Cứu sống bệnh nhân bị tai nạn lao động nguy kịch | |
Đẩy lùi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Từ những hoạt động cụ thể, thiết thực |
Chủ tịch Công đoàn các KCN – CX Hà Nội Đinh Quốc Toản cho biết, tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng đến tài sản của doanh nghiệp mà quan trọng nhất chính là sức khỏe, tính mạng của người lao động.
Công nhân lao động luôn chủ động đảm bảo các điều kiện về ATVSLĐ |
Việc trang bị cho người sử dụng lao động và người lao động các kiến thức, kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là hết sức quan trọng, chủ động giúp họ phòng ngừa và hạn chế được các sự cố về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra.
Chính vì thế, thời gian qua, Công đoàn các KCN – CX Hà Nội đã quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức về ATVSLĐ thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ công đoàn, mạng lưới an toàn vệ sinh viên và người lao động; Chủ động phối hợp với chuyên môn thanh kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ tại các doanh nghiệp.
Thời gian qua, Công đoàn các KCN – CX Hà Nội đã quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức về ATVSLĐ thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ công đoàn, mạng lưới an toàn vệ sinh viên và người lao động; Chủ động phối hợp với chuyên môn thanh kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ tại các doanh nghiệp. Qua đó, kịp thời phát hiện các thiếu sót, tồn tại trong công tác ATVSLĐ tại các đơn vị doanh nghiệp, kiến nghị, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chấn chỉnh khắc phục; Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”, chỉ đạo tốt hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên… Tất cả đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành công tác đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp và người lao động, từ đó, đẩy lùi nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. |
Qua đó, kịp thời phát hiện các thiếu sót, tồn tại trong công tác ATVSLĐ tại các đơn vị doanh nghiệp, kiến nghị, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chấn chỉnh khắc phục; Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”, chỉ đạo tốt hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên… Tất cả đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành công tác đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp và người lao động, từ đó, đẩy lùi nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nhận thức rõ việc đảm bảo ATVSLĐ sẽ góp phần đẩy lùi nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nhiều công nhân lao động đã tích cực tham gia các buổi tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức về ATVSLĐ. Đồng thời, chủ động và nghiêm túc chấp hành các nội quy lao động, quy trình làm việc an toàn tại nơi làm việc. Anh Nguyễn Văn Kỷ, công nhân đang làm việc tại KCN Quang Minh chia sẻ, tôi thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn về kiến thức ATVSLĐ do Công đoàn tổ chức.
Tại đó, chúng tôi được chuyên gia tư vấn các kiến thức, kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động và giải đáp những thắc mắc liên quan đến các quy định đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc. Cạnh đó, chúng tôi cũng được hướng dẫn, nâng cao kiến thức để phòng tránh các bệnh nghề nghiệp có thể mắc phải.
“Suy cho cùng, nếu bị tai nạn lao động, người chịu thiệt thòi trước tiên là người lao động sau đó là tổn hại cho doanh nghiệp. Vì vậy, công nhân lao động chúng tôi luôn ý thức và tuân thủ đúng các nội quy, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, các kỹ năng làm việc an toàn. Kiên quyết từ chối làm việc nếu nơi làm việc có các nguy cơ, sự cố mất ATVSLĐ, đồng thời báo cáo cho phía người sử dụng lao động và cơ quan chức năng để xử lý nhằm tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp” – anh Kỷ bày tỏ.
Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong năm 2018, trên toàn quốc đã xảy ra 7.997 vụ tai nạn lao động làm 8.229 người bị nạn. Trong đó có 1.039 người chết, gồm khu vực có quan hệ lao động là 622 người, khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động là 417 người. Từ kết quả phân tích của 114 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người cho thấy nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 46,49%, người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn ATVSLĐ chiếm 18,42%; còn lại 35,06% là do các nguyên nhân khác. |
Anh Trần Văn Hiệp, công nhân đang làm việc tại Công ty Yamaha Motor cũng chia sẻ, ở công ty chúng tôi, Ban Giám đốc rất quan tâm đến công tác ATVSLĐ, thể hiện qua việc trang bị đầy đủ các công cụ bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp định kỳ cho người lao động, thường xuyên tiến hành kiểm định, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị; đối với những thiết bị, máy móc đòi hỏi cao về an toàn lao động được giao cho đội ngũ công nhân kỹ thuật có đủ điều kiện vận hành, quản lý…
Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn để nâng cao kiến thức về ATVSLĐ và kỹ năng vận hành máy móc cho người lao động.
Đội ngũ an toàn vệ sinh viên cũng được công ty bố trí ở các tổ sản xuất trực tiếp để nhắc nhở, kiểm tra tình trạng an toàn máy móc, thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân... trước khi vận hành. Trong quá trình làm việc, cán bộ an toàn vệ sinh viên sẽ theo dõi, nhắc nhở người lao động thực hiện đúng các quy trình vận hành máy, nếu phát hiện có nguy cơ mất an toàn, vi phạm quy định về ATVSLĐ sẽ kiến nghị với tổ trưởng hoặc quản lý cho dừng máy và tổ chức kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn lao động.
Bên cạnh đó, phong trào thi đua “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” tại công ty cũng được Công đoàn phối hợp với chuyên môn triển khai hiệu quả. Người lao động chúng tôi rất hào hứng tham gia phong trào, một mặt với mong muốn đạt được thành tích cao, mặt khác cũng là để nhắc nhở bản thân phải nghiêm túc chấp hành nội quy lao động, quy trình làm việc an toàn để đảm bảo ổn định sản xuất và tránh nguy cơ bị tai nạn lao động.
“Có thể nói, công ty đã triển khai rất tốt công tác đảm bảo ATVSLĐ vì vậy mà trong suốt thời gian qua, tại công ty không xảy ra sự cố tai nạn lao động đáng tiếc nào. Và nhờ đó, người lao động chúng tôi cũng luôn được đảm bảo sức khỏe, yên tâm làm việc, cống hiến cho sự phát triển chung của công ty” – anh Hiệp chia sẻ.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21