Có nên xét nghiệm sàng lọc trước sinh?
Mất ăn mất ngủ
Chị Nga cho biết, dù siêu âm mọi thứ đều bình thường nhưng đi làm Triple test lại cho kết quả dương tính với dị tật khuyết ống thần kinh. Bác sĩ chỉ định chị tiếp tục chọc ối. Nghe mọi người nói chọc ối sẽ có nguy cơ sảy thai nên chị vô cùng lo lắng.
Tuy nhiên, sau rất nhiều đắn đo, chị vẫn quyết định làm. Chị bảo, thời gian chờ kết quả dài hơn thế kỷ. Dù cố giữ tinh thần thoải mái nhưng chị gần như suy sụp. Lúc nào chị cũng lo sợ kết quả xấu. Đến khi có kết quả, em bé hoàn toàn bình thường. Chưa kịp vui mừng thì chị lại rơi vào lo lắng rằng tâm lí tồi tệ của cô thời gian qua có ảnh hưởng đến con. Đấy là không kể việc ăn uống thất thường khiến em bé phát triển chậm.
Chọc ối phát hiện dị tật thai |
Rất nhiều chị em có chung tâm trạng với chị Nga. Dù được bác sĩ khuyên nên giữ tinh thần thoải mái và không nên lo lắng. Tuy vậy, làm sao bình tâm được khi đứa trẻ bạn mang trọng bụng đang phải đối mặt với nguy cơ dị tật. Có nhiều bà bầu Triple test về là không ăn không ngủ được, thậm chí stress.
Vậy bà bầu có nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh hay không là câu hỏi khiến không ít bà bầu trăn trở. Các chuyên gia cho rằng đây là những xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện sớm dị tật thai nhi. Đặc biệt với những trường hợp thai phụ có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, trên 35 tuổi, sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai; thai phụ mắc bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin; bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai hay tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao thì cần thiết phải làm các xét nghiệm này.
Giữ tâm lý thoải mái
Các chuyên gia cũng lưu ý, yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu lưu ý cần luôn giữ tâm lí thoải mái, chế độ ăn uống, làm việc, môi trường, ...khoa học để em bé khỏe mạnh. Đừng quá phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm. Nếu bạn phải chọc dò màng ối, hãy nghỉ ngơi vài ngày theo lời khuyên của bác sĩ. Hãy tạo cho mình một sự tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ ổn.
Ngoài ra, bạn cũng cần sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất, trong trường hợp em bé chắc chắn bị dị tật bẩm sinh. Có hai hướng để lựa chọn. Thứ nhất là bỏ thai. Vì khi có kết quả xét nghiệm thai đã khá lớn nên cần chuẩn bị tâm lí vững vàng. Mất con là điều khó chấp nhận, nhưng hãy cân nhắc bởi chắc hẳn bạn không muốn con mình sống một cuộc sống thiếu ý nghĩa. Thậm chí, bạn sẽ đau đớn hơn rất nhiều nếu mất con khi bé được sinh ra. Cách thứ hai là tiếp tục thai kì, khi đó bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để chăm sóc em bé và đối mặt với những khó khăn thực sự sau đó.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00