Chuyên gia y tế khuyến cáo: Phụ nữ không nên tự đẻ tại nhà
Chuyên gia y tế lý giải: Lý do trẻ vừa sinh ra không nên tắm ngay | |
Bộ Y tế: Khuyến cáo phòng chống cúm mùa |
Tuy nhiên, trong quá trình sinh nở thai phụ nên đến bệnh viện, để được sinh con trong một môi trường sạch sẽ, có y, bác sĩ hỗ trợ cách đẻ và tránh những trường hợp phát sinh nguy hiểm có thể xảy ra.
Các thai phụ khi sinh nên đến bệnh viện để được các y, bác sĩ hỗ trợ sinh an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và con. |
Đối với những trường hợp thai phụ có xương chậu nhỏ, hoặc tiền sử mắc các bệnh nguy hiểm như: huyết áp, tim bẩm sinh, tiểu đường, thai quá to… các bác sĩ sẽ can thiệp có phải mổ đẻ không. Đã có nhiều trường hợp, đứa trẻ quá to so với xương chậu của mẹ, sinh ra trẻ dễ bị ngạt. Mà khi đứa trẻ sinh ra mà đã bị thiếu oxy dễ dẫn đến bị bại não, gây thiểu năng trí tuệ hoặc bị liệt về sau. Thậm chí, có nhiều hậu quả không nhìn thấy trước mắt, mà 5 – 10 năm sau bố mẹ mới nhận thấy ở trẻ.
Như vậy chính sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh vô tình đã làm hại con lúc nào không biết. “Các bà mẹ đừng nghĩ, đẻ trong bệnh viện là không thuận theo tự nhiên. Đó là một trong những phương pháp sinh rất tự nhiên mà lại an toàn hơn cho cả mẹ và bé” – PGS. Dũng nhấn mạnh.
Còn đại diện Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) khuyến cáo, mặc dù sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thường nhưng khi mang thai, sinh đẻ, người phụ nữ phải đến cơ sở y tế để chăm sóc theo đúng quy trình chuyên môn. Việc sinh đẻ tại nhà, tự đẻ mà không có cán bộ y tế hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ sinh con và theo dõi, chăm sóc sau sinh có thể dẫn đến những nguy cơ tai biến trầm trọng như: băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng, mất tim thai, uốn ván sơ sinh… thậm chí là tử vong cả mẹ và con…
Liên quan đến vụ việc ở Hưng Yên, trong khuyến cáo mới đây, bên cạnh những cảnh báo về nguy cơ khi sinh con tại nhà, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông tin, quán triệt đến các đơn vị trực thuộc có liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tăng cường công tác quản lý thai, chăm sóc thai nghén… nhằm hạn chế tối đa tình trạng đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ. Đồng thời, y tế cơ sở cần đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông, tuyên truyền vận động người dân tại địa phương đi khám thai và sinh đẻ tại cơ sở y tế. Đặc biệt, tránh những hành vi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và em bé.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00