Chuyện chưa kể về Minh " hấp"
| Bệnh tử kỷ: Nỗi lo thời hiện đại |
Trường học can thiệp sớm bệnh tự kỷ ở trẻ |
Nửa hòn gạch ném từ trên cầu vượt ngã tư Vọng xuống lõm nắp capo xe ô tô đen bóng loáng, nhìn lên Minh hấp cười hềnh hệch... chả nhẽ, đánh nó, bắt đền nó, lắc đầu và đi tiếp vì không thể làm gì Minh được.
Dáng to cao nhưng lại gày hom hem, tóc tốt nhưng dựng ngược, da thì đen nhỏm vì đi nhiều bất kể nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè với nụ cười hềnh hệch nửa già nửa trẻ. Minh già về tuổi tác nhưng ngơ ngác trong dòng đời.
Tên thật của em là Nguyễn Bình Minh, sinh năm 1990, năm nay đã 26 tuổi. Như bao đứa trẻ bình thường Minh là con đầu lòng của một gia đình công chức ở phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Sinh con với bao ước mơ hoài bão, anh chị đặt con là Nguyễn Bình Minh.
Nhưng rồi niềm vui chợt tắt khi em cứ lớn mà trí không lớn. Minh được gửi vào lớp học đặc biệt của ngôi trường đúng với tên em Bình Minh, nằm bên phố Thợ Nhuộm với lớp học đặc biệt. 15 tuổi trường không nhận Minh nữa vì không có lớp học dành cho trẻ em như Minh, bố mẹ đi làm đành nhốt em trong nhà. Cùng với việc phá phách những gì có thể trong nhà, mỗi chiều, khi bố mẹ cửa mở em ào ra như một người điên, chạy lung tung và trở thành Minh hấp từ lúc nào không rõ.
Niềm vui của Minh mỗi khi được mẹ đưa đi chơi |
Minh không có niềm vui gì hơn là lang thang đường phố, mệt mỏi, đói lả thì nằm xẹp bất cứ chỗ nào, xó xỉnh cầu thang khu tập thể, vệ đường hay gốc cây. Khi nào tỉnh lại tìm đường về, chả biết ai đánh đập, ai cho ăn gì, ai gọi điện để bố đến đón về. Bố mẹ, ông bà đã làm đủ cách, thương lắm nhưng đành bất lực. Chạy chữa, cúng bái khắp nơi đều vô vọng. Nhiều hôm không hiểu thế nào mà Minh có thể đi xa nhà hàng chục cây số, khi thì tận khu tập thể Thành công hay sang tận Gia Lâm cho dù nhà em ở Phương Mai, đói lả em nằm sẹp chân cầu thang, may nhờ có số điện thoại trên áo mà bố mới đón được Minh về.
Hai chục năm rồi cứ qua đi như thế, trên áo Minh lúc nào cũng có dòng chữ: XIN ĐỪNG ĐÁNH kèm theo số điện thoại. Nhờ bùa hộ mệnh này mà em tồn tại đến bây giờ. Mẹ Minh kể, em thường âu yếm ôm mẹ và thỉnh thoảng lại thích sờ ti mẹ, vì thế nên không ít lần Minh bị đánh tơi tả vì không may một cô gái nào bị Minh lao tới chộp ngực một cái. Thương lắm, khổ lắm, nhưng biết làm sao... nhốt, trói em trong nhà đều không thể, để em đi ra ngoài như một giải pháp để giải toả năng lượng sẵn có trong em.
Minh lớn mà trí không lớn... |
Va đập nhiều, bị đánh nhiều, đói lả nhiều, chết đi sống lại nhiều, Minh giờ hiền lành hơn. Em không phá đập nữa, ít trêu trọc mọi người hơn nhưng chân cứ đi vô định cả ngày, tối lại biết mò về nhà, trên tay lúc nào cũng có một nắp hộp chè, bật lửa hỏng, vỏ bao thuốc...trò chơi Minh yêu thích, câu nói cửa miệng của em với người thân là ai đánh Minh!
Phải chăng đó là câu hỏi mọi người hỏi em mỗi khi về nhà nên em cứ lặp đi lặp lại... Gần đây mọi người mới biết bệnh của Minh là tự kỷ, chứ ngày trước mẹ em thường nói có lẽ do em sinh ra bởi ốp sét (máy kẹp đầu lôi ra). Cũng vì chuyện của Minh mà gia đình bố mẹ, ông bà của Minh nhiều phen lục đục không vui.
Minh và mẹ du Xuân |
Niềm vui của Minh hiện giờ là cuối mỗi chiều được mẹ đưa đi chơi một vòng trong công viên Thống nhất hay hồ Thiền Quang, ăn gì mẹ mua để lấy sức ngày mai lại lang thang, may rủi với dòng chữ trên áo XIN ĐỪNG ĐÁNH.
Không chỉ bố mẹ, người thân của Minh, nhiều người biết Minh đều thương cảm, đau lòng, bởi cũng một kiếp người mà sao ông Trời nỡ hành hạ Minh như thế. Theo một báo cáo khoa học, cứ 160 đứa trẻ sinh ra thì có một đứa bị bệnh TỰ KỶ, và Minh là một đứa trong những đứa không may như thế. Việt Nam hiện có khoảng 200.000 người mắc bệnh tự kỷ.
Làm gì để giúp những đứa trẻ như Minh cho đến lúc này vẫn chưa có câu trả lời cho dù ngày 2/4/2016 khắp thế giới và Việt Nam đều có các hoạt động vì người tự kỷ với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội chứng này.
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52