Chung cư liệt truyện: Hiệu quả tạo nên từ cách ứng xử (Bài cuối)
Chung cư liệt truyện: Muôn dạng tiếng ồn! (Bài 4) | |
Chung cư liệt truyện (bài 3): Ở chung cư rất cần hàng xóm | |
Chung cư liệt truyện: Đừng đùa với lửa! (Bài 2) |
Ở chung cư đắt hay rẻ?
Rồi không biết là ai đó nêu câu hỏi “các cụ cho nhà cháu hỏi”: Ở chung cư đắt hay rẻ?”. Ố ồ, một câu hỏi vui vui vậỵ mà “các cụ” chợt ồn cả lên. Mấy cụ ông thì tủm tỉm cười nói “rẻ”, mấy cụ bà thì ngấm nguýt than “đắt”. Chừng như câu chuyện đắt với rẻ cứ kiểu này không khéo “các cụ” sinh cãi nhau mất. Cuối cùng một “cụ tre trẻ” ban nãy chỉ ngồi im lặng lắng nghe thì lúc này giơ tay như cậu học trò xin phát biểu, “cụ tre trẻ” này thong thả nói bằng cái giọng kiểu “cụ lý” như là “Khổ lắm. Biết rồi. Nói mãi” ấy.
Ảnh minh họa |
“Cụ tre trẻ ấy” bảo “Ở chung cư rẻ là rẻ khi cư dân được hưởng lợi từ các tiện ích và hạ tầng của khu chung cư ấy đem lại. Đắt là đắt khi chung cư ấy có nhà đầu tư “cùn”. Nghĩa là nhà đầu tư chỉ nhăm nhăm thu hồi vốn kiểu “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi”. Nhà đầu tư không chỉ phớt lờ việc xây dựng hạ tầng đồng bộ như dự án được duyệt mà còn cắt xén, mà còn xây dựng chồng lên khu vực trong dự án nêu rõ là dành cho công cộng, hơn thế có khi họ còn có những thái độ và cách hành xử làm cư dân bất bình”.
Phải nói luôn rằng chung cư hiện nay khác rất nhiều những dẫy nhà tập thể thấp thì 3 tầng và cao thì 5 tầng ngày trước. Chung cư hiện nay khá nhiều tiện ích. Này nhé, căn hộ khép kín với đủ tiện nghi sinh hoạt cho một gia đình nên chẳng cần phải đi đâu xa hay phải gõ cửa hàng xóm “xin tí lửa”. Này nhé, trong một khu chung cư có nhiều tòa nhà cao “vút tận trời xanh” đã hình thành “chuỗi” dịch vụ, từ ăn sáng bình dân đến siêu thị hàng hóa nhiều như núi.
Này nhé, từ cắt tóc gội đầu đến phòng tập Gym, tập đổ mồ hôi thì dạo vài vòng hưởng làn gió mát từ những gốc cây to như cổ thụ rồi thả mình xuống bể bơi quanh năm nước trong leo lẻo làm vài vòng cứ gọi là vô cùng sảng khoái. Ôi thế thì ở chung cư rẻ quá đi rồi còn gì? Lợi quá đi còn gì phải nói.Thế sao vẫn còn có người kêu đắt mới được chứ?
Từ những tấm băng rôn tới …cắt điện cắt nước.
Lâu lâu chúng ta lại thấy rộ lên trên mạng, thấy ồn lên trên ti vi, thấy sùng sục trên báo chí. Đó là những câu chuyện buồn ở chung cư. Ai cũng biết, một khi đã chấp nhận ở chung cư cũng có nghĩa là anh phải đóng những khoản phí không hề ít. Phí vệ sinh, phí bảo vệ, phí dịch vụ tiện ích, phí phòng cháy…vân vân và vân vân. Thực ra chuyện đóng phí mọi người đều đã được “mục sở thị” hay đã được “nghiên cứu” kỹ khi xem bản hợp đồng, khi được nghe phổ biến và cả khi được nghe chủ đầu tư “nói rất hay”, nói như một lời hứa vàng son ấy.
Trở lại với chuyện buồn chung cư. Đấy, vừa đấy đấy, cư dân chung cư H ầm lên chuyện chủ đầu tư vô cớ “cắt điện, cắt nước” một số hộ. Hỏi ra thì được biết những hộ ấy là những hộ đã đứng lên “có ý kiến” với chủ đầu tư khi mà họ về chung cư này ở đã khá lâu nhưng một số tiện ích được nêu trong dự án chờ mãi chờ mãi mà không thấy bóng dáng đâu cả trong khi tiền các khoản phí họ đóng đều hàng tháng, đóng cho cả những tiện ích chưa hề có. Bạn đã ở chung cư nên bạn thừa biết một khi điện bị cắt, nước bị cắt nó “nhục” đến thế nào rồi. Mà nói thật nhé, nếu không “đấu tranh” mạnh mẽ, “đấu tranh” quyết liệt bằng được e rằng chủ đầu tư “cái gì quên được thì quên luôn” vậy.
Có chung cư chủ đầu tư nêu lý do vì nhiều căn hộ chưa được lấp đầy nên cư dân ít và nên thiếu kinh phí cho hoạt động thường xuyên của chung cư mà giảm số thang máy hoạt động, gọi là một cách tiết kiệm kinh phí. Nhưng cơ mà, việc chung cư chưa được lấp đầy hay việc chung cư thiếu kinh phí thì có liên quan gì đến cư dân đã vào sống trong chung cư.
Cái kiểu như “bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh tao mới được phần thanh tao” ấy. Cách hành xử rất đáng lên án ấy xem ra lâu lâu lại thấy khi thì ở chung cư A lúc thì ở chung cư B cư dân lại căng băng rôn, lại lấy chữ ký để đưa kiến nghị, lại đề nghị chính quyền can thiệp giúp đỡ.
Lại có bữa thấy cư dân ồn lên khi thấy chủ đầu tư tự nhiên kéo xe ô tô của cư dân ra khỏi hầm để xe. Lý do cũng lại gia chủ của những chiếc xe ấy hay có ý kiến. Hoặc lý do là “không có chỗ để xe”. Ôi cái lý lẽ gì khi mà trong hợp đồng đã nói rõ việc các hộ được để xe ô tô như thế nào. Có người đã góp ý với tôi rằng “Thôi cứ mua nhà mặt đất cho lành.
Xe để trong nhà mình là yên chuyện” nhưng thưa “mua nhà mặt đất mà lại ô tô vào được tận nhà thì thiên hạ có mấy ai. Hơn nữa khi lựa chọn ở chung cư mọi người đã tính đến việc được hưởng những tiện ích như “vẽ” rồi kia mà. Không lẽ khi hô hào quảng cáo mời chào mua chung cư thì “Khách hàng là Thượng đế”, khi “thượng đế” mua nhà rồi thì “Ông muốn làm gì thì làm”. Vậy các nhà đầu tư lại là “Người nói một đằng làm một nẻo”. Xã hội tiến bộ không bao giờ chấp nhận cách ứng xử như thế.
Đôi lời góp ý
Kiểu hành xử của nhà đầu tư như vậy trước tiên là làm xấu đi hình ảnh về một xu hướng sống mới, xu hướng sống trong chung cư.Vô tình làm giảm đi chủ trương của Nhà nước về xây dựng một đời sống đô thị văn minh, tiện ích cho mọi người và hình ảnh về một thành phố đẹp và kiểu mẫu.
Đã có rấ nhiều khu đô thị với những tòa chung cư “bỏ hoang” chỉ vì cơ sở hạ tầng cùng những tiện ích sống chưa có hoặc chưa đưa vào sử dụng. Đó là lãng phí rất lớn trước tiên là cho chủ đầu tư rồi tiếp đến là lãng phí xã hội.
Đã đành ai cũng vậy thôi.Từ cá nhân cho tới một tập thể. Từ một tổ chức cho tới xã hội đều lấy giá trị thu được làm mục đích chính. Mục đích lợi nhuận của bất cứ một ai đều phải được gắn với mục đích thụ hưởng của từng thành viên trong xã hội. Sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cư dân với lợi nhuận của nhà đầu tư phải được đưa lên hàng đầu và phải nên coi đó là một tiêu chí sống.
Sống văn minh, sống đẹp, sống tốt hóa ra đâu chỉ dành cho một người, đâu chỉ dành cho một số người và nói luôn “cho nó vuông” đâu chỉ dành cho cư dân sống trong chung cư. Mà đó là tiêu chí sống và làm việc của cả các nhà đầu tư khi họ xây dựng những tòa nhà chung cư. Chung cư là của cư dân. Đấy phải là câu khẩu hiệu nằm lòng cho mỗi chủ đầu tư. Có như vậy những chủ đầu tư mới không có những thái độ, cách hành xử cửa quyền, quỵt lời hứa và đáng phê phán.
Và sẽ là thiếu sót nếu nói tới chính quyền sở tại coi “chuyện chung cư” là của chung cư không liên quan gì đến chính quyền. Chính vì suy nghĩ như vậy nên nhiều chủ đầu tư coi thường pháp luật xem thường kỷ cương. Sự “sao nhãng” của chính quyền sở tại đã vô tình “tiếp tay” cho những hành động sai trái của chủ đầu tư.
Nói là nói vậy, bên cạnh những ứng xử không đẹp của một số chủ đầu tư, vẫn có rất nhiều khu chung cư, tòa nhà được cư dân mến mộ, tín nhiệm và ủng hộ hết mình. Đấy, chung cư nơi tôi đang sống là một ví dụ. Ở khu chung cư này các căn hộ hiện vẫn còn bỏ trống bởi nhiều lý do. Chưa ai mua cũng có và người chưa đến ở cũng có. Nhưng chủ đầu tư ở đây không lấy làm phiền bởi những tiện ích trong dự án vẫn có đủ và hoạt động thường xuyên.
Những tiện ích ấy phục vụ cho cư dân sống quanh khu chung cư sáng sáng, chiều chiều cùng đến thụ hưởng. Đấy con đường thảm nhựa rộng hai mươi mét chạy trước khu chung cư vốn là của chung cư thì giờ đây nó trở thành con đường dân sinh ô tô xe máy đi lại đông vui. Chủ đầu tư biết những chuyện đó nhưng lại thấy vui mới hay chứ. Nghe đâu chủ đầu tư ấy đã nói “Có đường đi lại thuận lợi thì sẽ có nhiều người đến với chung cư của chúng tôi”. Đơn giản thế thôi nhưng cao hơn là tạo nên “sức hút” để mọi người tìm đến mua và sống ở chung cư này.
Thế mới hay hiệu quả lại tạo nên từ cách ứng xử!
Nguyễn Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49