Chùa Kim Cổ - Một trong Thăng Long tứ quán của Hà Nội xưa
Cửa ô duy nhất của kinh thành Thăng Long | |
Chùa Vua - Đấu trường cờ tướng danh tiếng đất Thăng Long | |
Đền Bà Kiệu: Gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá tinh thần của Thăng Long |
Nói đến Hà Nội xưa, người ta vẫn thường nhắc Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán. Có lẽ, khái niệm Thăng Long tứ quán còn khiến nhiều người mơ hồ, mặc dù các công trình này đến nay vẫn còn giữ những giá trị văn hoá đặc sắc giữa lòng Hà Nội.
Cùng với Trấn Vũ quán, Huyền Thiên quán, Đế Thích quán thì Đồng Thiên quán (hay còn gọi là chùa Kim Cổ) là một trong Thăng Long tứ quán xưa.
Chùa Kim Cổ là một trong Thăng Long tứ quán xưa. (Ảnh: K.T) |
Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn, nơi đây trước kia nguyên thuộc địa phận thôn Kim Bát, sau đổi là thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Sau đó, tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương.
Trước kia, Kim Cổ còn có tên là Cổ Vũ, một phường nổi tiếng của Kinh thành Thăng Long. Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông đã xây dựng cung điện tại Kim Cổ dành cho Nguyên Phi Ỷ Lan. Thời gian Nguyên phi ở đây, bà đã cho dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện.
Đầu thời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái. Trên khu nền cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Đời Tự Đức triều Nguyễn, cùng với việc mở rộng quy mô của đền thờ Ỷ Lan, từ đó di tích có thêm tên gọi là chùa.
Những ghi chép cho thấy nội dung di tích chùa Kim Cổ hiện bao gồm việc thờ Phật và nơi tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyên phi Ỷ Lan có nguồn gốc từ gần 1000 năm về trước. Bà còn được tôn vinh là Phật Bà Quan Âm.
Với gần 1000 năm tồn tại, trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, chùa Kim Cổ vẫn bảo lưu được những nét văn hóa hiếm có của Thăng Long xưa. Chùa Kim Cổ là một di tích có giá trị trong kho tàng di sản văn hóa nước nhà.
Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa hiếm có |
Chùa có quy mô kiến trúc nhỏ, cổng chùa xây bằng gạch do các trụ biểu kết hợp với những mảnh tường nhỏ hợp thành. Cổ diêm giữa hai mái đắp nổi 4 chữ Hán Kim Cổ cổ tự. Kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ Đinh. Tiền đường ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta.
Hiện chùa Kim Cổ còn bảo lưu được bộ di vật, minh chứng cho sự hiện diện của di tích trong lịch sử cụ thể gồm tám pho thượng Phật thuộc nghệ thuật thế kỷ XIX, một pho tượng Nguyên Phi Ỷ Lan ngồi trong khám, một pho tượng Mẫu, tượng Chầu.
Trong đó, nổi bật là ba tấm bia niên hiệu triều Nguyễn bao gồm một quả chuông đồng niên hiệu triều Nguyễn, một bức cửa võng, một bức cuốn thư chạm rồng, ba bức hoành phi sơn son, hai đôi câu đối.
Di tích chùa hiện nay còn là một phần tư liệu quý giá trong việc tìm hiểu quy hoạch của thành Thăng Long thời Lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03