Đền Bà Kiệu: Gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá tinh thần của Thăng Long

Đền Bà Kiệu có từ đầu thế kỷ 17, tên chữ Huyền Chân Từ và Thiên Tiên Điện, trong thờ Mẫu Liễu, ở số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.  
den ba kieu gan bo mat thiet voi doi song van hoa tinh than cua thang long Độc đáo ngôi đình cổ xứ Đoài có tuổi đời 350 năm
den ba kieu gan bo mat thiet voi doi song van hoa tinh than cua thang long Nhà hát Múa rối Thăng Long - "Địa chỉ đỏ" giữ hồn văn hoá dân tộc
den ba kieu gan bo mat thiet voi doi song van hoa tinh than cua thang long Không nên để các cháu trèo lên Tháp Bút

Đền Bà Kiệu trước kia gọi là “Huyền Chân Từ”, trong đền còn có bức hoành phi viết bằng chữ Hán đề tên “Thiên Tiên Điện”. Theo bia “Trùng tu Huyền Chân Từ bi ký” dựng vào năm Tự Đức 19 (1866) thì đền Huyền Chân nguyên thuộc đất huyện Thọ Xương và được xây dựng từ đời Lê Trung hưng.

Sách “Thăng Long cổ tích khảo” và “Hà Thành linh tích cổ lục” ghi rằng đền Huyền Chân ra đời vào niên hiệu Vĩnh Tộ (1619—1628). Cuối niên hiệu Cảnh Hưng (1740—1786) có ông Lê Trọng Sinh góp xây thêm cổng tam quan. Năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) thời Tây Sơn, vị quan Trần Hữu Ứng và vợ là Trần Thị Bảng cung tiến tiền để đúc một quả chuông đồng.

Các đạo sắc phong từ triều Lê qua Tây Sơn đến triều Nguyễn cho biết đền Bà Kiệu thờ ba vị nữ thần, bao gồm: Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh Hoa và Đệ tam Ngọc nữ Quế Hoa. Liễu Hạnh còn được dân gian gọi tôn kính là Bà chúa Liễu, Bà chúa Sòng, hoặc Mẫu Nghi thiên hạ, Mẫu Phủ Giày.

Thần phả chép rằng Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, vì đánh vỡ chén ngọc nên bị giáng xuống trần, mang tên Giáng Tiên, lấy chồng là Đào Lang. Hết hạn đi đầy, công chúa trở về với Ngọc Hoàng nhưng thỉnh thoảng vẫn quay lại trần gian, mang theo hai tiên nữ Quỳnh Hoa và Quế Hoa, trú ngụ ở Phố Cát (Thanh Hoá), giúp đỡ dân lành.

Với những công tích của mình công chúa Liễu Hạnh đã trở thành một trong “tứ bất tử” trong tâm thức tín ngưỡng của dân gian. Bà được phong vào hàng “Đệ nhất Thượng đẳng thần”. Đền Bà Kiệu là một di tích đạo Mẫu quý giá của Thủ đô và cả nước ta.

den ba kieu gan bo mat thiet voi doi song van hoa tinh than cua thang long
Đền Bà Kiệu nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng

Thời Nguyễn, đền Bà Kiệu có lần trùng tu nhỏ vào năm Tự Đức 6 (1853). Dấu tích kiến trúc còn lại bây giờ chủ yếu là từ đợt sửa chữa lớn ở thập kỷ sau đó (1864) với những nguyên liệu nổi tiếng của Thanh Hóa như gỗ rừng Nưa, đá núi Nhuệ. Khu đền chính có kết cấu hình chữ “Công”, gồm nhà đại bái, phương đình và hậu cung. Tam quan ba gian xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta.

Năm 1891, do thực dân Pháp xây đường vòng quanh Hồ Gươm nên khu đền chính bị dỡ mất tòa tiền tế và sân trước trở thành một đoạn phố. Đền Bà Kiệu hiện nay là một di tích gồm hai phần cách nhau bởi phố Đinh Tiên Hoàng, với khu đền chính nằm dọc góc phố Lò Sũ và cổng tam quan ở phía ven hồ.

Nhà đại bái cũng xây ba gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, nhưng cao to hơn tam quan nhiều. Bộ mái gần gũi với phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Bờ nóc có dạng bờ đình, bên trên gắn hình cá hoá rồng bằng gốm hoặc men xanh đang nhìn vào bình nước thiêng ở giữa.

Bộ khung được làm khá vững chắc với 8 cột trụ bằng gỗ lim, chu vi cột cái 115cm, cột quân 105cm. Các cột hiên nhỏ hơn được làm bằng đá trắng, hình hộp chữ nhật mỗi cạnh rộng 25cm.

Trong nhà đại bái còn có bốn tượng cá chép hoá rồng đặt trên xà và dưới diềm của hai mái sau, trước. Tất cả được che mát dưới tán lá của một cây đa rất lớn. Liền sau nhà đại bái là một kiến trúc nhỏ dựng trên bốn chân cột kiểu phương đình 2 tầng 4 mái chạm mảng các hoa văn truyền thống theo kiến trúc thời Nguyễn.

Hậu cung gồm một nếp nhà ngang xây gạch kiểu tường hồi bít đốc. Dãy nhà bên phía phố Lò Sũ biến thành các cửa hàng. Từ mặt sau đền có thể đi qua quán giải khát để vào hậu cung. Năm 2015 dự kiến sẽ trùng tu đền.

Trong đền Bà Kiệu hiện nay còn giữ được bộ sưu tập văn hoá lịch sử gồm nhiều chủng loại và chất liệu khác nhau trải dài qua ba triều đại Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Hai gian bên của hậu cung là nơi thờ những vị nam thần phổ biến trong các đền Mẫu như Ngọc Hoàng và Ngũ vị Tôn ông. Các pho tượng này có kích thước nhỏ, được tạo tác vào thời Nguyễn.

Tượng các nữ thần đặt trong một khám thờ lớn ở giữa hậu cung, chạm khắc cầu kỳ. Lớp trên gồm 3 pho trong toà Thánh Mẫu (Mẫu Thiên, Mẫu Thuỷ, Mẫu Địa). Lớp dưới có tượng công chúa Liễu Hạnh và hai tiên nữ Quỳnh Hoa, Quế Hoa. Bên ngoài khám thờ này còn có bốn tượng nhỏ (2 tượng cô, 2 tượng cậu). Lại có hai khám thờ nhỏ hơn, bên phải đặt tượng chầu Thủ đền, bên trái là tượng Bà Chúa Thượng Ngàn.

Các khám, long ngai, hương án, án văn, câu đối, hoành phi… đều có chạm trổ tỉ mỉ với những hình rồng, hoa dây, chim phượng… mang phong cách thế kỷ 19. Những đồ thờ này được sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Ngoài các bia Cảnh Thịnh 8 (1800), Tự Đức 19 (1866)… còn có 27 đạo sắc từ triều Lê, Tây Sơn đến Nguyễn phong thần cho Bà Chúa Liễu và hai vị tiên nữ. Thời Lê có 3 sắc năm Cảnh Hưng 44 (1783), 3 sắc năm Chiêu Thống Nguyên niên (1787). Thời Tây Sơn có 3 sắc năm Quang Trung 5 (1792), 3 sắc năm Cảnh Thịnh nguyên niên (1793). Triều Nguyễn có các sắc đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khấnh và Duy Tân.

Đền Bà Kiệu là một trong những nơi thờ Mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta. Đền gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá tinh thần của Thăng Long và có vị trí đắc địa ngay cạnh các thắng cảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn. Ngôi đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào ngày 2/5/1994.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Phép màu của tình yêu

Phép màu của tình yêu

Trong cuộc sống, ai cũng từng khao khát có được một phép màu diệu kỳ - một điều gì đó có thể thay đổi vận mệnh, mang lại hạnh phúc, và làm dịu đi những nỗi đau. Đặc biệt là trong tình yêu, nơi mà hy vọng và nỗi lo lắng đan xen nhau, ta dễ bị cuốn vào những giấc mơ về một hạnh phúc vĩnh cửu.
Những thủ lĩnh Công đoàn hết lòng vì người lao động

Những thủ lĩnh Công đoàn hết lòng vì người lao động

Phát huy vai trò là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các Chủ tịch Công đoàn cơ sở - “hạt nhân” nòng cốt tại các doanh nghiệp, luôn nỗ lực thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Cuộc sống hiện đại luôn đầy ắp những bộn bề, nhưng trong những lúc khó khăn, ta vẫn có thể tìm thấy những câu chuyện giản dị mà cảm động về lòng nhân ái. Những gia đình, cá nhân hiến máu tình nguyện là những người như vậy. Họ không chỉ chia sẻ giọt máu của mình, mà còn là những người học theo tấm gương của Bác Hồ, luôn sống vì người khác, vì cộng đồng. Hành động của họ không chỉ cứu sống mà còn gieo mầm yêu thương, đoàn kết trong xã hội.
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 ước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Tháng 3/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với quý năm I/2024.
Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.

Tin khác

Hà Nội: Trình diễn ánh sáng laser kết hợp âm nhạc dân gian tại Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025

Hà Nội: Trình diễn ánh sáng laser kết hợp âm nhạc dân gian tại Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 11 - 13/4 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận, quận Hai Bà Trưng. Đây là hoạt động thường niên nhằm kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh Thủ đô là điểm đến "An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn" với thông điệp "Hà Nội - Đến để yêu".
Tăng sức hấp dẫn cho các thành phố Việt Nam từ sản phẩm du lịch độc đáo

Tăng sức hấp dẫn cho các thành phố Việt Nam từ sản phẩm du lịch độc đáo

Sáng 28/3, Hội nghị khu vực của tổ chức Xúc tiến du lịch các Thành phố toàn cầu (TPO) năm 2025 dành cho các thành viên tại Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội.
Ấn tượng khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025

Ấn tượng khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025

Tối 25/3, Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới" đã chính thức khai mạc tại thành phố Huế. Sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch quy mô quốc gia này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thành phố Huế phối hợp tổ chức.
VITM Hà Nội 2025: Khởi động hành trình du lịch xanh

VITM Hà Nội 2025: Khởi động hành trình du lịch xanh

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Travel Mart - VITM) Hà Nội 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 10 - 13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hanoi (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Du lịch Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, ngành Du lịch Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong quý I/2025, tạo đà cho sự phát triển trong những tháng tiếp theo.
Điều gì làm nên sức quyến rũ của Hà Giang với du khách quốc tế?

Điều gì làm nên sức quyến rũ của Hà Giang với du khách quốc tế?

Hà Giang - vùng đất tuyệt đẹp nơi địa đầu Tổ quốc không chỉ nổi danh với những thắng cảnh hoang sơ hùng vĩ mà còn bởi vẻ đẹp thuần hậu của những người dân bản địa. Nhiều du khách quốc tế đã chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời của mình ở nơi này.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với những tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh ngành đang phấn đấu đạt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay, kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng đáng khích lệ tại nhiều địa phương.
Cửa Lò miễn phí 4 dịch vụ mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò miễn phí 4 dịch vụ mùa du lịch năm 2025

Lần đầu tiên Cửa Lò có nhiều đổi mới trong mùa du lịch biển kể từ khi sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính vào thành phố Vinh (từ ngày 1/12/2024).
80 gian hàng đặc sắc sẽ góp mặt tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025

80 gian hàng đặc sắc sẽ góp mặt tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025

Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 từ ngày 11-13/4/2025 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận, quận Hai Bà Trưng.
Người dân nô nức chiêm ngưỡng rừng hoa ban cổ ở Mường Ảng - Điện Biên

Người dân nô nức chiêm ngưỡng rừng hoa ban cổ ở Mường Ảng - Điện Biên

Với khoảng hơn 1.000 cây hoa ban cổ thụ, vào những ngày tháng 3, khi sắc hoa ban bung nở dọc những con đường, vạt núi… đồng bào dân tộc Mông tại bản Nậm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) và đông đảo du khách thập phương lại nô nức trẩy hội hoa ban.
Xem thêm
Phiên bản di động