Chưa hẳn do tại chức
- Cháu nó học chuyên ngành gì mà khó xin việc thế bác?
- Ngành “hot” hẳn hoi, nhưng khổ nỗi cháu học tại chức mà nơi nào cũng yêu cầu bằng chính quy.
- Thế bác có nhớ cái dạo TP Đà Nẵng có chủ trương không tuyển công, viên chức có bằng cấp tại chức không?
- Nhớ quá đi chứ, dạo ấy chả xôn xao dư luận về sự bất công đó sao?
- Rồi anh Nam Định cũng quyết định không tuyển công chức đối với những ứng viên có bằng đại học dân lập, tư thục và tại chức, lại bị dư luận mổ xẻ ra trò.
-Tớ còn nhớ ông giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định ngày ấy cho rằng “không tuyển hệ dân lập để nâng cao năng lực bộ máy hành chính”.
- Chết ở chỗ ấy, rồi cơ quan, doanh nghiệp nào thông báo tuyển nhân viên cũng “ yêu cầu có bằng chính quy”.Thế hóa ra tất cả sinh viên dân lập đều không có năng lực. Sao lại có chuyện thành lập tràn lan các trường dân lập?
- Bởi có ý kiến cho rằng số trường đại học của ta như thế còn ít, chưa đáp ứng với truyền thống hiếu học, khi bằng đại học vẫn là tấm vé vào đời tốt nhất.
- Về chủ trương chỉ “bằng chính quy”, tớ nói thẳng luôn là không công bằng. Dân lập, tại chức hay chính quy thì đâu cũng có người tài, người dở. Nhiều người vì điều kiện khác nhau mà phải chọn cơ sở đào tạo cho mình. Thậm chí có sinh viên nói chọn học dân lập để được giáo dục tốt hơn.
- Lý thì là thế, nhưng thực tế giáo dục dân lập, tại chức ở ta vấn đề chất lượng cũng đáng bàn lắm. Khi đã là thành kiến thì khó mà chấp nhận.
- Tớ lại nghĩ khác, năng lực bộ máy hành chính không phụ thuộc vào việc tuyển chính quy hay dân lập, mà phụ thuộc vào việc tuyển như thế nào. Chứ cứ tuyền kiểu chưa thi đã có danh sách trúng tuyển thì chính quy cũng bó tay.
- Ý kiến của bác cũng trúng đấy, nhưng quy định vẫn là quy định. Quy định nào chả có mặt được mặt chưa được. Ví như cái quy định cấm bán hàng rong để đường phố khỏi nhếch nhác cũng có nhiều ý kiến trái chiều.
- Trái chiều là phải, hàng rong là công việc mưu sinh của bao nhiêu con người, mà đã mưu sinh thì khó cấm được, đuổi chỗ này, họ lại đến chỗ khác.
- Vâng , nếu phân tích trái chiều như thế, bằng tại chức nếu có “quan hệ” ối người vẫn được tuyển. Vì vậy vấn đề không phải tại chức hay chính quy, mà cũng chẳng phải giỏi hay không giỏi.
- Ý chú muốn nói chỉ tuyển chính quy mà tuyển kiểu “con ông cháu cha”, “quan hệ”… thì kém vẫn hoàn kém chứ gì?
- Rõ thế mà bác. Bác nên “nghiên cứu” chuyện cô cháu của bác. Em nghĩ vấn đề chưa hẳn do tại chức.
- !!!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Bình luận 19/02/2025 15:49

GDP và đời sống nhân dân
Bình luận 18/02/2025 10:30