Chớ đùa với “phượt”!

Vài năm gần đây, xu hướng phượt hay còn được hiểu là du lịch bụi phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người yêu du lịch. Tuy nhiên, gần đây tình trạng biến tướng của phượt có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, không ít chuyến phượt xem nhẹ yếu tố an toàn đã dẫn đến những tai nạn thương tâm. Phượt hay đấy, nhưng không phải chuyện đùa…
cho dua voi phuot Đam mê “phượt” sao cho lành mạnh
cho dua voi phuot Nghe phượt thủ kể chuyện du xuân

Vậy “Phượt” là gì? Thực ra, không có một định nghĩa chính xác nào về “phượt”. Người ta hiểu phượt là hình thức đi du lịch theo kiểu tự khám phá chứ không phải đi theo tour. Đây là loại hình du lịch hấp dẫn giới trẻ vì nó không bị lệ thuộc vào hành trình quy định. Dân phượt hay còn gọi là phượt thủ, họ là những kẻ lãng du trẻ tuổi, ham phiêu lưu bằng xe máy, tới những vùng núi non hiểm trở.

Hành trang mang theo mình rất đơn giản, giản dị trong phong cách, không cầu kì trong ăn mặc, năng động phiêu lưu. Họ đi phượt để cảm nhận cuộc sống tung hoành, tự do, để khám phá những nền văn hóa mới, để trải nghiệm và thấy trưởng thành hơn sau mỗi chuyến đi. Chính vì vậy mà mỗi phượt thủ chân chính đều phải tự biết trang bị cho mình nhiều kĩ năng sống cũng như phải tìm hiểu trước nơi mình đến.

cho dua voi phuot
Hãy để những chuyến đi có ý nghĩa bằng cách tự mình có trách nhiệm với chính mình. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thời gian gần đây, từ một hoạt động mang nhiều ý nghĩa trải nghiệm hay ho, thú vị về du lịch bụi, hoạt động này đã bị nhiều phượt thủ biến tướng, khiến dư luận mỗi lần nhắc đến chữ này đều có phần ngán ngẩm. Với mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, hàng trăm nhóm phượt đã được thành lập với rất nhiều leader (trưởng đoàn hay người dẫn đường) còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các chuyến đi, hoặc tổ chức những chuyến đi để trục lợi cho bản thân. Một số trưởng đoàn không có ý thức trang bị cho các thành viên đầy đủ áo phản quang khi đi tối, dụng cụ sửa xe mà chủ yếu thân ai tự lo. Thậm chí nhiều trưởng đoàn lập lờ chuyện tiền bạc và không thể giải trình rõ ràng, thấu đáo mọi thắc mắc của các thành viên trong đoàn về những khoản thu chi của chuyến đi.

Bạn Trần Hoàng Nam – thợ chụp ảnh tại Cáo Studio, người có chuyến đi phượt ở Mù Cang Chải (Yên Bái) bức xúc kể : “Trong chuyến đi lên Mù Cang Chải với một nhóm phượt khá nổi trong cộng đồng du lịch bụi nhưng mình rất thất vọng. Chuyến đi này mình phải đóng 600 nghìn đồng, chưa kể tiền xăng phải tự chi trả. Với số tiền không hề nhỏ nhưng nhóm mình không được ngủ nhà nghỉ mà phải ngủ nhờ ở một trường học còn hôm sau thì mọi người dải bạt ngủ ngoài đường. Số tiền ăn uống, các khoản chi phí phát sinh khác cũng được kê khai rất vô lý. Cụ thể, ăn quán hết 50 nghìn nhưng khi báo lại với mọi người thì kê khống lên 100 nghìn. Ngoài ra khi kết thúc chuyến đi có thừa tiền thì không trả lại thành viên mà nói rằng tiền thừa đó là tiền công “dẫn đường”. Như vậy, hoạt động đi phượt vốn rất trong sáng nay đã bị biến thành các tour du lịch thu chi không rõ ràng để một số phần tử trục lợi.

Ngoài trục lợi, phượt còn bị nhìn nhận xấu xí hơn khi nhiều với nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do các nhóm phượt đi không an toàn. Việc các bạn trẻ tham gia những chuyến đi để trải nghiệm là việc làm rất được khuyến khích. Nhưng đi làm sao để thật sự đem lại nhiều ý nghĩa mà an toàn cho bản thân thì không phải ai cũng làm được. Dù đi phượt là mạo hiểm nhưng nhiều nhóm tổ chức đi theo kiểu bạt mạng, xuyên đêm với vận tốc không dưới 80km/h mà không cần quan tâm đến an toàn của bản thân và của người khác. Đã có vô số những tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày trên các cung đường....Thậm chí, năm nào cũng có những mảnh đời còn rất trẻ bỏ lại trên những con đường cho thấy cái giá phải trả cho sự vô trách nhiệm với bản thân đôi khi rất nghiệt ngã.

Khi mà trào lưu phượt đang nở rộ và biến tướng một cách khó kiếm soát như hiện nay, các bạn trẻ mới tham gia phải tự trang bị cho mình những kiến thức đi đường cơ bản và hành trang cần thiết cho một chuyến đi. Đừng vì nhanh một giây mà chậm cả đời vì phía sau tay lái còn cả một gia đình. Đi là để trở về, trở về với chính bản thân mình, trở về ngôi nhà thân yêu của mỗi chúng ta.

Mới đây, vào rạng sáng ngày 8/1/2017, hai phượt thủ đi xe máy từ Tam Đảo về Hà Nội đã va chạm với một ôtô tải trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), khiến cả hai người trên xe đều tử vong. Thông tin ban đầu cơ quan công an ghi nhận, nạn nhân trong vụ việc là anh Ngô T. T. (SN 1988) và chị Cấn T. Tr. (SN 1997), cùng quê Hà Nội. Vào tối 7/1/2017, chị Tr. cùng anh T. và khoảng 160 thành viên khác trong một nhóm phượt, đi bằng xe máy từ Hà Nội lên Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Sau khi ăn uống và có chút hơi men, rạng sáng ngày 8/1, anh T. cùng chị Tr. lên xe về Hà Nội, vì hôm sau anh này phải đi làm. Khi đến đường Phạm Văn Đồng (địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), chiếc xe máy chở anh T. và chị Tr. đã xảy ra va chạm với xe ô tô tải. Cú va chạm mạnh khiến anh Ngô T. T. tử vong tại chỗ. Chị Tr. bị thương nặng, được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu, song cũng tử vong sau đó.

Điều đáng nói, đây là hai thành viên thuộc nhóm “Phượt bão đêm” – nhóm đã tổ chức chuyến đi lên Tam Đảo với hơn 100 xe máy rồng rắn nối đuôi nhau đi trong buổi đêm. Đa số ý kiến cho rằng, nhóm đi quá đông và nguy hiểm, lại còn uống rượu nên mởi xảy ra tai nạn. Bạn Vũ Quốc Khánh, đại diện nhóm cũng thừa nhận: “Nói một cách khách quan thì đoàn hôm đó thực sự là quá đông, bởi vì có sự ghép các đoàn khác. Trưởng nhóm và một số thành viên đúng là có uống rượu và uống nhiều. Sự việc của anh Ngô T.T và chị Tr. vừa qua là điều ai cũng không mong muốn xảy ra. Anh Ngô T.T lúc đó cũng có chút men trong người và buồn ngủ nên xảy ra chuyện đáng tiếc đó”.

Trước những sự việc như vậy, phượt đã bị một số phần tử biến tướng trở nên méo mó và xấu xí khiến dư luận ngán ngẩm. Nhiều ý kiến cho rằng, nhiều đoàn phượt đi nhưng không có ý thức khi có hành vi xả rác, ăn trộm trái cây của người dân, trèo lên cột mốc ba nước để tạo dáng hay nhậu nhẹt ồn ào huyên náo bên đường. Trong số đó, phần lớn các bạn trẻ đi phượt để chụp ảnh tự sướng là chính chứ hiếm khi đi với mục đích tốt đẹp tìm hiểu cuộc sống của người dân bản địa như phần lớn Tây balo. “Đã từ lâu tôi rút lui khỏi nhóm phượt vì nó quá xô bồ và tôi thấy xấu hổ khi mang danh là phượt thủ.

Hầu như năm nào cũng có những chuyện đáng buồn, bài học đắt giá phải trả bằng xương máu nhưng xong một thời gian mọi chuyện lại rơi vào quên lãng. Mặc dù, tôi đã nhiều lần góp ý cũng như cảnh tỉnh một số người nhưng vẫn không thể cản được các bạn trẻ thích thể hiện bản thân. Hiện tại tôi chỉ toàn độc hành hoặc đi với một nhóm là các bạn nước ngoài bởi đi với họ tôi hoàn thiện được bản thân rất nhiều”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động