Chính sách đúng nhưng cần thực hiện mềm dẻo
Thu hồi hơn 1.000 xe Zip tại Việt Nam nguy cơ rò rỉ xăng! |
Có hiệu lực từ ngày 1.1.2018, nhưng ngay từ khi ra đời Quyết định số 16/2015/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Hiện nay, nhiều người dân tham gia giao thông không khỏi rùng mình sợ hãi khi đang đi trên đường bỗng thấy những chiếc xe “ma” lạng lách, chở hàng cồng kềnh, khói đen mù mịt, cùng tiếng nổ đinh tai nhức óc. Sở dĩ gọi là xe “ma” bởi lẽ, những chiếc xe rách nát, không có biển số, trơ khung, không đèn, xả khói đen xì, khác biệt hẳn với những phương tiện khác.
Ảnh minh họa |
“Ra đường, nhiều phen tôi hoảng hồn khi chứng kiến, những chiếc xe cũ rích, chẳng biết nó có từ đời nào, chở hàng cồng kềnh, đi nghênh ngang, người điều khiển không đội mũ bảo hiểm, phóng bạt mạng. Những chiếc xe này đa phần là hỏng pô, phát ra tiếng nổ đinh tai, khói cuộn đen cả một khoảng không. Nhìn vào thì biết, những chiếc xe này không đủ độ an toàn. Thực tế, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra, do những chiếc xe quá cũ này gây ra. Do đó, tôi nghĩ, với những chiếc xe đã quá cũ, hết niên hạn sử dụng, không đủ độ an toàn khi tham gia giao thông cũng như gây ô nhiễm môi trường như thế thì nên tịch thu”, chị Lê Thị Nhung trú tại Lạc Long Quân (Hà Nội) đưa quan điểm.
Không chỉ chị Nhung, mà nhiều người, thậm chí là chính người viết cũng từng không ít lần chứng kiến những chiếc xe cũ kỹ, rách nát chở hàng trên đường. Những chiếc xe này dù không đủ an toàn, nhưng vẫn chở hàng cồng kềnh, nối theo xe ba gác lạng lách trên đường.
“Xe máy đã đành, tôi còn chứng kiến những chiếc xe ôtô đã không được đẳng kiểm nhiều năm, rách rưới vẫn được sử dụng, lưu thông trên đường. Đặc biệt, tôi không khỏi sợ hãi, rùng mình khi cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh chiếc xe khách đã hết hạn sử dụng từ năm 2008, nhưng nay được tận dụng để chở học sinh đi học. Với chiếc xe ấy, việc đảm bảo an toàn là rất khó, nếu tai nạn thì không biết hậu quả như thế nào. Do đó, việc tịch thu là cần thiết. Bởi không chỉ tính mạng những em học sinh ngồi trên mà những người tham gia giao thông cũng có nguy cơ gặp phải rủi ro khi những chiếc xe hết hạn sử dụng này gây ra”, anh Phạm Giang trú tại Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ.
Các sản phẩm thải bỏ được thu hồi thông qua các hình thức sau: - Nhà sản xuất trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với nhau thực hiện thông qua điểm thu hồi hoặc hệ thống các điểm thu hồi. - Nhà sản xuất phối hợp hoặc ủy quyền cho đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có chức năng phù hợp thực hiện. - Đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có chức năng phù hợp trực tiếp thực hiện việc thu hồi theo quy định về quản lý chất thải mà không có sự phối hợp, ủy quyền của nhà sản xuất. |
Ngoài những ý kiến đồng ý việc tịch thu các phương tiện đã hết niên hạn sử dụng, nhiều người lao động tự do, người vận chuyển hàng hóa lại tỏ ra lo lắng. “Tôi làm nghề chở vật liệt gia dụng từ lâu. Lương mỗi tháng không được bao nhiêu, nên đành phải tận dụng chiếc xe cúp này làm “cần câu cơm”. Nếu bây giờ tịch thu chiếc xe này, tôi sẽ không đủ tiền để mua chiếc xe đắt tiền khác để làm nghề. Như thế, cuộc sống của gia đình tôi sẽ gặp muôn vàn khó khăn”, ông Nguyễn Hữu Nam trú tại xã Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội tâm sự.
Cũng như ông Nam, chị Nguyễn Thị Vân, trú tại Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội cũng không khỏi lo lắng: “Vẫn biết là chiếc xe tôi dùng để đi chở mía đem ra chợ bán không được an toàn, nhưng vì cuộc sống và điều kiện kinh tế không cho phép nên tôi vẫn phải điều khiển chiếc xe này dù biết là nó nguy hiểm cho cả tôi và người tham gia giao thông…”.
Để giải quyết vấn đề mưu sinh cho những người nghèo khi bị tịch thu phương tiện hết niên hạn sử dụng, theo nhiều ý kiến, chúng ta nên có chính sách linh động để họ mưu sinh. Bởi lẽ, khi mất phương tiện, không chỉ họ mất việc mà gia đình họ sẽ gặp khó khăn. Do đó, nhà nước cần tính toán trước mặt trái của việc tịch thu phương tiện. Chẳng hạn như vấn đề dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho họ như thế nào. Hoặc nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tiền để những người bị tịch thu phương tiện có thể mua được xe đạt chuẩn khác để mưu sinh. Có giải quyết được những vấn đề này thì chủ trương tịch thu xe hết niên hạn sử dụng mới được thực hiện triệt để.
Ngô Bảo Chi
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34