Chiếc đồng hồ thời gian
Món đồ hỏng lần thứ hai | |
Tái hợp | |
Quản chồng | |
Nhà chật | |
Khi tình yêu đến |
Tò mò, vô thức, tôi ngó vào chiếc hộp. Một chiếc đồng hồ của đàn ông, tôi không sành nên không biết nó có thực sự đẹp và “xịn” không. Tôi ngắm nghía một lúc rồi bỏ nó lại vào hộp. Dưới đáy hộp có một tờ giấy. Tôi mở nó ra.
“Nhân sinh nhật chồng yêu, em chúc anh luôn hạnh phúc”. Chà, đúng là mở đầu sến thật. Nhưng tôi vốn chẳng ưa gì chị dâu, cho nên tôi nghĩ, chắc đoạn sau sẽ là một bài diễn văn sặc mùi nịnh chồng. Tôi đọc tiếp.
“Em tặng anh chiếc đồng hồ để anh có thể biết chính xác thời gian của mình, hay nói đúng hơn, là để anh có thể làm chủ thời gian của mình.
Ảnh minh họa: nguồn Internet |
Thời gian thứ nhất, là thời gian anh dành cho bản thân. Thật tuyệt khi anh có thể dành cho mình nhiều thời gian như thế. Thời gian anh ngủ, anh xem phim trên các kênh truyền hình, thời gian anh xem bóng đá với bạn bè đến gần sáng, thời gian anh ngồi nhậu với anh em hết mình cho đến khi tàn cuộc. Em rất tự hào khi anh là một người đàn ông sống nhiệt tình và hết mình. Có thể anh sẽ xem đồng hồ để hoạch định xem khi nào mình cần về nhà.
Thời gian thứ hai, là thời gian dành cho gia đình. Trong khi anh ngồi dán mắt vào điện thoại và liên tục bình luận những tin tức cướp, hiếp, giết trên mạng, thì mẹ cầm đôi giầy của anh cho vào tủ giầy, cái áo khoác của anh vắt ngay trên ghế mẹ cầm lên treo vào móc. Anh đi làm về khát nước lấy lon bia trong tủ lạnh ra uống xong vứt vỏ trên bàn, mẹ nhặt cho vào thùng rác. Rồi mỗi khi anh kéo chiến hữu về nhậu nhẹt rồi lăn ra ngủ, mẹ lọ mọ dọn dẹp đến khuya. Và cả thời gian những đêm anh đi ra ngoài chưa về, mẹ thức đợi cửa cho đến khi anh về. Còn em gái anh, nó đang ở tuổi yêu đương, đôi khi nó cũng cần một bờ vai vững trãi để dựa vào những lúc yếu đuối. Khi nó chở nên chín chắn, trưởng thành, thì anh chẳng bao giờ còn có cơ hội trở thành một người anh đúng nghĩa nữa.
Thời gian thứ ba là thời gian dành cho gia đình bé nhỏ của chúng ta. Em mới sinh con nên không thể làm được gì nhiều giúp mẹ, giúp anh. Nếu anh ra ngoài hết mình với bạn bè, thì thi thoảng anh sẽ xem đồng hồ để biết giờ nào nên về nhà để đỡ em vài đêm trông con. Đứa trẻ mới sinh thường chẳng phân biệt được ngày đêm, cứ thích là khóc, là đòi ăn, đòi bế ẵm. Nó chưa phân biệt được các mốc thời gian. Anh có thể bỏ một “tăng” vui chơi cùng bạn bè để bế ẵm con trên tay. Em tin rằng đó sẽ là quãng thời gian đẹp nhất của anh sau này chứ không phải là quãng thời gian anh hết mình với bạn bè ở quán nhậu.
Thời gian thứ tư là thời gian trên tóc mẹ. Thời gian làm cho con người ta thay đổi mầu tóc đấy. Anh có biết không? Mỗi ngày tóc mẹ sẽ bạc đi, từng sợi một, không có cách nào dừng lại được. Rồi ngày mẹ già yếu, mẹ ra đi, anh sẽ không lấy lại được những quãng thời gian có mẹ ở bên chăm sóc cho anh, từ khi anh còn bé, cho đến khi anh lấy vợ. Khoản tiền anh uống rượu chỉ khiến anh mua thêm bệnh tật, còn nếu như anh lấy tiền đó mua cho mẹ vài thang thuốc bổ có nghĩa là anh mua thêm thời gian mẹ được ở cùng chúng ta.
Mọi thứ có thể kiếm được, nhưng thời gian đã trôi đi không thể nào kiếm lại được nữa. Thời gian vốn rất lạnh lùng, có những thứ anh để ngày mai làm được, nhưng có những thứ để đến ngày mai thì chẳng thể làm được gì nữa rồi.
Hy vọng chiếc đồng hồ này sẽ khiến anh có thể làm chủ thời gian của mình, chấm dứt những ngày anh phải chạy theo nó….”.
Tôi thẫn thờ buông tờ giấy. Tôi nhìn quanh. Chắc giờ này chị dâu đã cho thằng bé con vào cái xe đẩy để đi chợ buổi sáng rồi. Còn anh trai thì đã đi làm. Tôi nhớ lại cái ngày mà anh rước chị về, chị xinh đẹp đến mức khó tin, rồi lại dịu dàng đến mức khó tin. Sự khéo léo của chị làm tôi chướng mắt. Người ta nói trước khi đến với anh, chị đã yêu cả tá đàn ông rồi. Anh tôi chẳng phải là người xuất sắc hay giầu có, chị có yêu được chắc cũng vì chị “hết thời” nên vơ bèo vạt tép mà thôi. Chị giỏi nịnh mẹ chồng, khéo đến nỗi cái gì mẹ cũng nhắc con dâu. Mẹ thường xuyên bảo tôi phải noi gương chị, rồi bắt tôi làm việc nhà để chị nghỉ ngơi lấy sức chăm con nhỏ. Tôi nghĩ, cả nhà tôi ăn phải bùa phải bả của chị….
Nghe thấy tiếng động ngoài cửa, tôi vội vã bỏ tờ giấy vào trong hộp rồi đi ra. Chị dâu đầy cái xe nôi từ cổng vào, hai bên xe treo lủng liểng thức ăn. Nhìn thấy tôi, chị bảo: “Hôm nay em đi làm muộn thế. Có đồ ăn sáng đây, ăn đi rồi đi nhé”. Như mọi ngày, tôi sẽ chẳng buồn đáp lời, cứ thế dông xe đi thẳng. Lần này tôi bảo chị: “Vâng, em đói quá, chị có gì cho em ăn với”.
Sáng hôm ấy, tôi ngồi trong bếp ăn sáng cùng chị dâu, thỉnh thoảng dơ tay ra vuốt má thằng bé. Nó là cháu tôi. Tôi cảm nhận được điều mà trước đây tôi không thấy. Hôm nay là sinh nhật của anh tôi, nhưng vô tình chị dâu đã tặng tôi một món quà ý nghĩa. Hy vọng anh tôi cũng vậy.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31