Chênh lệch hệ số phụ cấp giữa các ngành: Đâu là sự công bằng?
Tăng phụ cấp lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Niềm vui có bền? | |
Không tái bổ nhiệm sao vẫn được hưởng nguyên phụ cấp chức vụ? | |
Phụ cấp đặc thù cho nhà giáo |
Mọi so sánh đều là khập khiễng, khi tôi đưa câu chuyện này ra nói với một đồng nghiệp thì nhận được câu trả lời: Ông cứ lo bò trắng răng! Một ca mổ nhận thù lao 35- 60 ngàn đồng, nhưng người nhà bệnh nhân đưa cho cả ê kíp 5- 10 triệu ai tính? Tôi trả lời, lĩnh vực đó khác, cái cần nói là sự công bằng của cơ chế. Với những ngành đặc thù như quốc phòng, an ninh mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc; trật tự an toàn xã hội nên được hưởng những ưu đãi không nói làm gì. Song với những ngành như thuế, hải quan, tài chính, bảo hiểm… hiện hưởng ưu đãi lớn.
Làm việc trong môi trường nặng nhọc nhưng chế độ ưu đãi ngành Y vẫn kém so với các ngành khác |
Cụ thể, ngành thuế được hưởng 25% phụ cấp công vụ, ngoài ra được hưởng mức lương tăng thêm 0,8; Ngân hàng Chính sách xã hội hưởng lương 2,2 lần; Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi cũng có hệ số lương 1,8 lần, ngoài ra còn có thêm phụ cấp công vụ 25%.
Trong khi đó, với ngành y, phụ cấp đối với cán bộ y tế, những người luôn phải làm việc căng thẳng trước tính mạng con người còn thấp và chưa bảo đảm cân đối giữa các ngành nghề. Chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm mức cao nhất đối với những người trực tiếp điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, lao, phong… chỉ được 0,4 lần mức lương tối thiểu (khoảng 420.000 đồng/tháng), khi nghỉ hưu thì không được hưởng.
Đã thế, chính sách tiền lương chưa tính đến đặc thù nghề nghiệp và thời gian đào tạo của một số ngành. Một bác sỹ đào tạo 6 năm ra trường công tác cũng hưởng lương khởi điểm bằng các ngành đào tạo 4 năm. Đặc biệt, công tác chăm sóc sức khỏe con người rất cần những cán bộ có kinh nghiệm thì lại không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề như của một số ngành.
Bình luận về vấn đề này, một đại biểu QH cho rằng, đã đến lúc phải xem lại toàn bộ cơ chế, chính sách tiền lương, trợ cấp đối với các ngành. Nếu quả thật, Ngân hàng Chính sách xã hội được hưởng lương 2,2 lần mà ngành y chỉ được hưởng hệ số 0,4 thì không ổn. Chúng ta quan tâm đến vấn đề công bằng chứ không nên đề cập đến câu chuyện tiêu cực. Tôi sẽ kiến nghị UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ QH giám sát chuyên đề nội dung này.
L. Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44