Tăng phụ cấp lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Niềm vui có bền?
Giải thưởng nghệ thuật và chuyện trao, nhận | |
Phụ cấp đặc thù cho nhà giáo | |
Tín hiệu vui cho nghệ thuật truyền thống? |
Niềm vui
Sau hàng chục năm “bắc thang kêu cứu”, cuối cùng thì quyết định tăng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã được Chính phủ ký và ban hành vào ngày 20/5/2015.
Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm: Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi; người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
Theo đó, chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế, gồm 4 mức: 35.000 đồng/buổi tập; 50.000 đồng/buổi tập; 60.000 đồng/buổi tập; 80.000 đồng/buổi tập. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm 4 mức: 80.000 đồng/buổi diễn; 120.000 đồng/buổi diễn; 160.000 đồng/buổi diễn; 200.000 đồng/buổi diễn.
Diễn viên xiếc luôn phải đối mặt với nguy hiểm |
Chia sẻ về quyết định này, ông Phạm Ngọc Tuấn – Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, Quyết định số 14 mới ban hành là một sự kiện đáng mừng cho các nghệ sĩ. Từ mức phụ cấp 20 nghìn/buổi giờ tăng lên 80 nghìn cho diễn viên chính, 60 nghìn cho diễn viên thứ, 50 nghìn cho vai phụ. Mức bồi dưỡng cho mỗi buổi diễn từ 50 nghìn tăng gấp 4 lần là 200 nghìn đối với vai chính. Điều này thúc đẩy lòng yêu nghề của các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ hoạt động ở mảng nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương… bởi họ vốn chịu rất nhiều thiệt thòi, đời sống chỉ trông chờ vào phụ cấp, bồi dưỡng luyện tập.
“Không biết Chính phủ ban hành quyết định mới thì ngân sách cho các nhà hát có tăng lên hay không? Nếu như không được tăng lên thì đúng là rất khó khăn bởi nhà hát phải từng bước xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ. Tôi mong, ngoài việc nâng cao đời sống cho diễn viên thông qua quyết định 14, Nhà nước cũng cần có chính sách điều chỉnh việc cấp ngân sách tới các đơn vị hoạt động nghệ thuật biểu diễn như Nhà hát Tuồng Việt Nam”, ông Tuấn bày tỏ. |
Có tày gang?
Thực tế cho thấy, nếu chỉ trông chờ vào mức thu nhập của nghề diễn thì các nghệ sĩ không thể sống nổi chứ chưa bàn tới chuyện làm giàu. Một nghệ sĩ gắn bó với nghệ thuật tuồng suốt 38 năm như Hán Văn Tình từng than thở rằng, thứ ông giàu nhất là tinh thần, còn vật chất thì nghèo lắm. Chả vậy mà, thời gian qua khi hay tin ông mắc bạo bệnh, cả gia đình phải đắn đo, cân nhắc các phương pháp điều trị cũng bởi không có tiền tích góp. Theo NSƯT Hán Văn Tình, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với diễn viên nghệ thuật truyền thống còn chưa tương xứng với tài năng và công sức của họ.
Khi chưa có quyết định 14, ngoài mức lương cơ bản tính theo hệ trung cấp, diễn viên của Nhà hát Tuồng Việt Nam chỉ được bồi dưỡng từ 10.000 – 15.000 đồng/buổi tập còn diễn viên chính là 20.000 đồng. Nhiều diễn viên trong nhà hát phải làm thêm nghề tay trái mới có được đồng ra đồng vào, chi trả cho mọi sinh hoạt trong cuộc sống, khi mà giá cả các mặt hàng đang leo thang chóng mặt như hiện nay.
Tương tự, các nghệ sĩ xiếc cũng vất vả không kém, trong khi tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mỗi buổi tập, buổi diễn không ít diễn viên xiếc bị chấn thương, bầm dập chân tay, thậm chí có nhiều diễn viên phải bỏ nghề vì tai nạn ngoài ý muốn. Thế nhưng, trước đây cũng chỉ được trả từ 10 – 15.000 đồng phụ cấp.
Dù yêu nghề nhưng không ít nghệ sĩ đã phải ngậm ngùi rời xa ánh đèn sân khấu. NSƯT Văn Thành – cựu diễn viên Nhà hát Tuổi Trẻ, hơn 20 năm gắn bó với nghiệp diễn cũng phải chấp nhận thực tế hiện tại với công việc kinh doanh quán cà phê trên phố Hàn Thuyên. Hay như nghệ sĩ cải lương Hoa Mỹ Hạnh, ở tuổi xế chiều nhưng vẫn phải mưu sinh bằng nghề sơn móng tay dạo;… Gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” khiến họ buộc phải xa rời nghiệp diễn. Có không ít diễn viên trẻ đã lần lượt bỏ nghề khi tài năng đang độ chín vì không sống được bằng nghề.
Nghệ sĩ Hương Tươi, một diễn viên được nhiều khán giả yêu mến, dù giỏi nghề nhưng cũng phải tìm kiếm làm thêm nhiều việc khác với mong muốn có thể trụ lại với nghề. Chị tâm sự: “Quyết định 14 là niềm vui lớn với các nghệ sĩ. Tuy nhiên mức phụ cấp ở quy định mới vẫn chưa thực sự thấm vào đâu so với sức lao động mà các nghề sĩ bỏ ra. Nếu như phụ cấp được tăng thêm chút nữa thì anh chị em nghệ sĩ sẽ có thêm động lực, để yên tâm sáng tạo nghệ thuật. Nếu không thì lại rơi vào tình cảnh niềm vui lớn nhưng chẳng tày gang”.
Bên cạnh tâm tư của các nghệ sĩ, lãnh đạo của các đơn vị nghệ thuật cũng băn khoăn. Với vai trò là người quản lý, ông Phạm Ngọc Tuấn không giấu nổi lo lắng vì nhà hát Tuồng VN là đơn vị lấy thu bù chi. Trong khi nguồn thu từ các hoạt động biểu diễn rất thấp thì việc tăng phụ cấp cho nghệ sĩ, nhà hát không biết lấy nguồn tài chính đâu để chi. “Không biết Chính phủ ban hành quyết định mới thì ngân sách cho các nhà hát có tăng lên hay không? Nếu như không được tăng lên thì đúng là rất khó khăn bởi nhà hát phải từng bước xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ. Tôi mong, ngoài việc nâng cao đời sống cho diễn viên thông qua quyết định 14, Nhà nước cũng cần có chính sách điều chỉnh việc cấp ngân sách tới các đơn vị hoạt động nghệ thuật biểu diễn như Nhà hát Tuồng Việt Nam.” – ông Tuấn bày tỏ.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44