Không tái bổ nhiệm sao vẫn được hưởng nguyên phụ cấp chức vụ?
3 trường hợp theo chính sách mới
Theo Nghị định trên, có 3 trường hợp được áp dụng chính sách mới là: Nghỉ hưu trước tuổi; tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, hoặc nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu.
Đối với trường hợp cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra, những người này còn được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội; được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho tổng số 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương…
Đối với trường hợp cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nhưng lại chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp. Nếu vị trí công tác mới không quy định mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ (không phải là chức danh lãnh đạo) hoặc có mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ thấp hơn mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng thì cán bộ được bảo lưu mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong 6 tháng; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức của vị trí công tác mới…
Đặc biệt, đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 2 năm công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu, nếu không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Trong thời gian này, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nơi công tác và được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác Đảng (nếu có). Ngoài ra, trường hợp cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác để bố trí xe đưa đón. Trường hợp cơ quan nơi công tác không bố trí được xe đưa đón thì chủ động phương tiện đi lại và được thanh toán theo quy định hiện hành…
Năm 2015, giảm hơn 4.600 biên chế Trong phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính và các hội có tính chất đặc thù hoạt động trên cả nước của Thủ tướng năm 2015 nêu rõ, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2015 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập và công chức cấp xã) là 277.055 (giảm 4.659 người so với năm 2014). |
Vẫn còn bất hợp lý
Trong 3 trường hợp trên thì những quy định đối với trường hợp thứ 3 khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Chúng tôi đã liên hệ với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn để trao đổi về vấn đề này ông từ chối và cho biết Nghị định này vẫn đang tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn.
Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, về nguyên tắc, làm công việc nào thì hưởng lương công việc đó. Khi cán bộ đã thôi chức vụ thì hiển nhiên là không còn phụ cấp chức vụ đó nữa vì cán bộ đó có còn làm trực tiếp công việc đó nữa đâu mà đòi hưởng, chưa kể là trong điều kiện cán bộ đó được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Còn lương hay phụ cấp thâm niên thì vẫn bảo đảm là đúng. “Hiện nay, cách giải quyết của chúng ta vẫn vì tình hơn là vì lý. Bởi có những trường hợp cán bộ đó là lãnh đạo của cả một cơ quan nên đã cố gắng vận dụng chính sách để linh động và thậm chí là vận dụng cả những cái không có trong thực tế chính sách mới là điều bất hợp lý đang tồn tại…”- PGS.TS Vũ Quang Thọ bình luận.
Thực tế, cuối năm ngoái, dư luận xôn xao về việc một viên chức đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn được bổ nhiệm giữ nguyên chức vụ cũ. Đó là trường hợp của bà Đặng Bé Nam, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau. Theo quy định bà Nam sẽ nghỉ hưu vào ngày 1/6/2015, nhưng ngày 4/12/2014, giám đốc Sở Y tế Cà Mau quyết định tái bổ nhiệm bà giữ chức vụ thêm 3 năm tính từ ngày 1/12. Vị giám đốc Sở thừa nhận việc bà Nam được tái bổ nhiệm là ngoại lệ, vì theo quy định thì không đủ điều kiện, nhưng do bà Nam là người có năng lực lãnh đạo tốt trong công việc và chưa có người thay thế (trong khi đó, Nghị định 71 ban hành năm 2000 cho phép kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức sau tuổi nghỉ hưu với những đối tượng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, những người thực sự có tài, có cả hội đồng để đánh giá. Nhưng nghị định cũng nêu rõ “trong thời gian công tác kéo dài thêm, cán bộ, công chức không được giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý”).
Được biết, tại một hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị định trên trong năm 2014 do Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ đồng chủ trì, phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Quynh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã nhấn mạnh, chính sách cho các đồng chí không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm không chỉ tác động đến đối tượng này mà nó còn tác động rất rộng rãi đến cả đội ngũ cán bộ. Vì thế, ông Nguyễn Văn Quynh đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận một cách thẳng thắn và khoa học, bám sát các quan điểm của Chỉ thị số 36-CT/TW (ngày 30/5/2014) về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và những quy định trước đây trong Nghị định số 67/2010/NĐ- CP (ngày 15/6/2010) của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành, đáp ứng được mong muốn của đội ngũ cán bộ.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25