Chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2018: Phát hiện hàng loạt lỗi bài thi qua quét ảnh
Bộ Giáo dục công bố đáp án chính thức các môn thi THPT quốc gia 2018 | |
Hướng dẫn tra cứu điểm thi THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất |
Việc quét Phiếu TLTN phải được giám sát chặt chẽ của công an |
Quét ảnh bài thi để sửa lỗi
Bộ GD&ĐT quy định, việc xử lý các Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) trong Hội đồng thi có thể được thực hiện trong phạm vi toàn bộ Hội đồng thi, điểm thi.
Các Phiếu TLTN được thu theo từng phòng thi, khi xử lý có thể dồn thành từng lô (gồm nhiều phòng thi). Mỗi Điểm thi sẽ tổ chức thành lô cho mỗi bài thi.
Việc quét và đọc Phiếu TLTN được tiến hành theo lô; việc chấm tự động được thực hiện theo từng Hội đồng thi, theo từng bài thi.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, trước khi xử lý bài thi phải sử dụng Phần mềm để chuẩn bị dữ liệu cho Kỳ thi; Phần mềm chấm thi được tính theo thang điểm 100 và mức làm tròn được cấu hình mặc định theo các tệp tin để tương thích với Phần mềm Quản lý thi mà Bộ GD&ĐT đã quy định trước đó. Cách tính điểm, làm tròn theo quy định sẽ được Phần mềm Quản lý thi tự động chuyển đổi cho phù hợp.
Một số dữ liệu khác như: Phòng thi; Thí sinh với các thông tin về tên, ngày sinh, giới tính, SBD, số CMND… phải cập nhật trước khi chấm thi. Quá trình xử lý chấm thi được thực hiện theo 4 pha. Cụ thể:
Pha 1. Quét ảnh: Dùng máy quét ảnh (Scanner) tốc độ cao quét các bài thi theo từng lô đưa vào các thư mục chứa ảnh.
Pha 2. Đọc ảnh (còn gọi là xử lý ảnh hay nhận dạng ảnh): Xử lý ảnh để đọc các thông tin từ ảnh như số báo danh, mã đề và các phương án trả lời. Sau đó, xuất báo cáo Bộ GDĐT về trạng thái ban đầu của bài làm của thí sinh, chưa sửa lỗi.
Pha 3. Sửa lỗi của thí sinh
Lãnh đạo Cục Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế thống kê, có khoảng 1 % thí sinh mắc lỗi như:
Không tô số báo danh (SBD), tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.
Không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
Phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
Thậm chí, có những lỗi do quét bài như để gấp Phiếu TLTN, sai mặt Phiếu, làm Phiếu bị biến dạng.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GDĐT.
Pha 4. Chấm bài thi: Sau khi thực hiện xong ba pha trên, Hội đồng thi mới được sử dụng đáp án do Bộ GDĐT cung cấp để chấm điểm. Kết quả chấm và phân tích và báo cáo Bộ GDĐT. Nếu chưa thực hiện pha thứ 3, khi phát hiện còn lỗi chưa sửa thì Phần mềm sẽ chặn, không cho phép thực hiện pha thứ 4 này.
Công an giám sát trực tiếp quy trình xử lý chấm bài
Các Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) (bài làm của thí sinh) đều được chấm bằng máy.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT bộ phận giám sát chấm bài trắc nghiệm gồm: cán bộ giám sát của đơn vị chủ trì cụm thi, đơn vị phối hợp tổ chức thi và công an thực hiện giám sát trực tiếp, liên tục các hoạt động của Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.
Việc quét Phiếu TLTN phải được giám sát chặt chẽ. Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong. Sau khi quét phải lập biên bản niêm phong. Các thành viên tham gia xử lý Phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lý do gì.
Sau khi quét, tất cả Phiếu TLTN và Phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.
Điểm của bài thi tổ hợp là trung bình cộng điểm của các môn thi thành phần, quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm của các bài thi độc lập và điểm của từng môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp được quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Theo quy chế của Bộ GD-ĐT, chậm nhất đến ngày 10/7, các Hội đồng thi hoàn thiện khâu chấm thi. Ngày 11/7, phải hoàn thành việc đối sánh kết quả thi và thông báo kết quả cho thí sinh. |
Theo Nhật Hồng/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12