Chăm sóc người cao tuổi: Cần nhất sự yêu thương, kính trọng
Sử dụng lao động cao tuổi | |
Giúp người cao tuổi phòng ngừa loãng xương | |
Người cao tuổi nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa |
Lắng nghe và chia sẻ
Bà Bình, 65 tuổi quê Nghệ An, hiện đang sống cùng con trai ở Cầu Diễn, chia sẻ: Bà lên Hà Nội cũng được hơn 4 năm và nhiệm vụ chính của bà là trông nhà và trông ô sin. Ở quê mọi người thường sang nhà nhau chơi, nay không được đi đâu, bà cảm thấy rất buồn chán tù túng. Hay cụ Tân, 81 tuổi ở Hàng Cót, tâm sự: Nhiều lúc con cái không hiểu tâm lý, chúng cứ nghĩ mình già rồi chỉ ở nhà không nên đi đâu. Nhưng tuổi già cũng rất thích tham gia các câu lạc bộ dành cho người già, có thế chúng tôi mới vui và quên đi bệnh tật.
Bác sĩ Lê Văn An, nguyên viện trưởng Viện 354, chia sẻ: Tâm sự của bà Bình và cụ Tân cũng giống như rất nhiều các bà, các cụ khác. Tất cả người cao tuổi, dù ở Việt Nam hay ở trên thế giới, đều giống nhau, họ cần sự cảm thông và chia sẻ của xã hội, đặc biệt là của những người thân trong gia đình. Hơn nữa, người cao tuổi rất hay tủi thân vì họ cho rằng mình gánh nặng cho xã hội nên chỉ cần một hành động nhỏ cũng có thể làm người già tổn thương.
Người cao tuổi cũng cần tình yêu và sự kính trọng |
Trên thực tế, người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn, vì giai đoạn này ở người cao tuổi có sự xuống sức nhanh và đột ngột. Họ rất cần được khám, chữa bệnh để phát hiện bệnh tật và tạo tâm lý ổn định. Tuy nhiên không phải người cao tuổi nào cũng có kinh tế để thường xuyên đi khám sức khoẻ định kỳ. Phần lớn, trong số họ, đều trông chờ vào con cái và các nhà hảo tâm... Nhiều người cao tuổi không có tiền để trang trải cuộc sống nên càng không thể đi khám, chữa bệnh, từ đó nhiều trường hợp người cao tuổi chấp nhận sống chung với bệnh.
Ngoài việc được chăm sóc về thể chất, đời sống tinh thần của người cao tuổi phong phú sẽ tăng cường sức khoẻ, tuổi thọ cũng tăng.
Một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học người Do Thái cho thấy, trong số 1800 cụ tình nguyện tham dự cuộc nghiên cứu có 85% cụ bắt đầu tập thể dục, tham gia sinh hoạt tập thể ở tuổi 70 vẫn còn sống 8 năm sau đó còn những cụ lười hoạt động chỉ có 73% là còn sống. Thậm chí những cụ đã 78 tuổi mới chịu hăng hái vận động cũng vẫn còn 74% người sống sau đó 8 năm, còn các cụ không tập chỉ có 59%.
Bác sĩ An cho biết thêm: Trên thế giới rất nhiều nơi áp dụng mô hình dưỡng lão cho các cụ và có cả dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cho đến lúc qua đời. Điều này ở Việt Nam chưa nhiều vì vẫn còn trói buộc bởi ý thức. Người Việt Nam có tập quán sống và sinh hoạt nhiều thế hệ trong một mái nhà, việc này về lâu dài là không nên. Người già sinh hoạt và ăn uống hoàn toàn khác trẻ. Do điều kiện kinh tế khó khăn các con, các cháu đi vắng cả ngày người cao tuổi ở nhà một mình mà không được ra ngoài, ít vận động sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm và tăng nguy cơ đột quỵ.
Yêu thương và kính trọng
Tuổi già chính là thời gian ngừng nghỉ sau một quá trình dài lao động. Về già mọi thứ đều thay đổi, nhất là vấn đề tâm lý. Vì thế nên người cao tuổi càng cần sự quan tâm đặc biệt từ những người thân trong gia đình trong đó việc dành tình yêu thương và sự kính trọng được xem như liều thuốc tốt nhất.
Theo bác sĩ An, việc quan tâm chăm sóc người cao tuổi phải làm như một hệ thống. Ngay trong gia đình, con cái cần gần gũi và nói chuyện nhiều hơn với bố mẹ, chúng ta có thể đi ăn uống, giao lưu với bạn bè thì cũng có thể dành ra vài phút để nói chuyện với bố mẹ, ông bà.
Con cái không nên coi những người già là người vô dụng, vì ai trong chúng ta cũng phải già đó là quy luật của cuộc sống. Những người thân trong gia đình nên gần gũi nhau nhiều hơn để tạo sự gắn kết chặt chẽ. Ngoài tình yêu thương thì cần phải hiếu kính với cha mẹ. Khi tạo được sự gắn kết và chia sẻ với những người cao tuổi đồng nghĩa với việc các cụ sẽ phấn chấn, sức khoẻ cũng tốt lên và có thể tự chăm lo được cho bản thân, con cái cũng yên tâm công tác.
Nên tôn trọng nếp sống của người già, người già sức khoẻ suy kiệt nhiều cụ bị nhiều bệnh nặng, bệnh mãn tính. Tính nết cũng không còn được như thời trẻ nên những gia đình có người cao tuổi bị bệnh nhất là bị bệnh về thần kinh rất cần được chăm sóc đặc biệt và phải thông cảm, động viên. Việc bệnh nặng hơn hay nhanh khỏi phần nhiều ở tâm lý người cao tuổi. Nếu các cụ được sống trong tình yêu, sự kính trọng của người thân trong gia đình thì các cụ sẽ bớt đi tâm lý mình là gánh nặng của con cái và có nghị lực để vượt qua bệnh tật nhiều hơn, bác sĩ An khẳng định.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09