Câu hỏi dài, trả lời còn lan man
Giảm bớt hội họp, tiêu xài là có tiền tăng lương | |
Thu hồi tài sản từ tham nhũng chưa tương xứng | |
3.854 kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII |
Chưa thấu đáo vì sao bỏ môn lịch sử
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vẫn chưa trả lời thấu đáo vì sao bỏ môn sử |
Tại phiên chất vấn, một số đại biểu nêu câu hỏi: Vì sao lại bỏ môn lịch sử (LS)? Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận vòng vo: Lý do đưa môn LS vào môn công dân với Tổ quốc vì theo tinh thần chủ trương tích hợp. Trong Luật Giáo dục Quốc phòng an ninh quy định giảng dạy LS, LS giữ nước, LS quốc phòng, vì thế, dự kiến đưa vào mục đó để tránh trùng lắp. Ngoài các nội dung LS được giảng dạy trong phần công dân với Tổ quốc, ở những môn học khác dự kiến có giảng dạy LS. Ví dụ giảng dạy về Văn học cũng gắn với LS, môn Địa lý cũng với LS (gắn với chiến công, quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông với vùng đất đó), giáo dục âm nhạc, mỹ thuật cũng gắn với LS (ví dụ dạy bài hát Xa khơi, Câu hò bên bờ Hiền Lương không gắn với LS học sinh sẽ không hiểu). "Trong dự thảo đang lấy ý kiến, không hề có ý giảm môn LS, không hề có ý không bắt buộc. Vấn đề cần thảo luận là cần phải để riêng bộ môn LS hay để bộ môn LS gắn với môn khác" Bộ trường Phạm Vũ Luận cho biết.
Khi nghe Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lý giải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải cắt lời: ý đại biểu hỏi là có bỏ môn lịch sử không? Tại sao bỏ? Bộ trưởng trả lời đi vào trọng tâm. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay: Đây là vấn đề lớn, Bộ đang trình Ban Tuyên giáo, các bộ, ban, ngành liên quan cũng như các chuyên gia tham khảo. “Quan điểm của chúng tôi là, nếu phân tích thấy việc tích hợp làm nhẹ, không làm tăng được thì không tích hợp. Còn việc tích hợp thấy vẫn đảm bảo thì vẫn cho tích hợp. Chúng tôi sẽ làm việc với các hiệp hội, chuyên gia giáo dục để có kết luận cuối cùng” Bộ trưởng Luận cho hay.
Vì thời gian thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn chỉ có 2,5 ngày. Nhưng gần hết buổi sáng nay Chính phủ; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Tòa án Nhân dân tối cao… đã báo cáo gần hết nửa buổi sáng. Vậy mà khi tiến hành chất vấn, đa số các đại biểu còn đặt câu hỏi quá dài; nhiều đại biểu đặt câu hỏi không quá cụ thể, không xứng với tầm quản lý của tư lệnh ngành; thậm chí thời gian chỉ cho phép 7 phút nhiều đại biểu còn đọc trọn văn bản khen ngợi xong mới hỏi. Vì thế, không ít bộ trưởng cũng phải lan man theo |
Trường nghề phải đáp ứng nhu cầu xã hội
Liên quan đến nội dung hệ thống trường nghề đã đáp ứng nhu cầu của xã hội chưa? Đây là câu hỏi mà đại biểu Trương Văn Vở và các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Phạm Thị Hải Chuyền cho hay:Vào tháng 4/2012, Chính phủ phê duyệt chiến lược dạy nghề, giao Bộ LĐ-TBXH tham mưu xây dựng các trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Tháng 5/2014, Bộ đã trình và được Chính phủ phê duyệt hơn 40 trường. Tháng 6/2014, Bộ đã mời các trường đến bàn kế hoạch triển khai và xây dựng lộ trình thực hiện.
Về lộ trình thực hiện, Bộ LĐ-TBXH có kế hoạch triển khai và tạo điều kiện để trường sớm đi vào hoạt động. Bộ cũng đã nhập 20 bộ giáo trình của các nước tiên tiến phù hợp với các nghề và đưa đi đào tạo giáo viên để về đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu mới và phối hợp với Úc cấp chứng chỉ cho hơn 1.000 học sinh. So với quy định thì đúng là chậm, nhưng đến năm 2014, Chính phủ mới ban hành quy hoạch nên triển khai có nhiều khó khăn.
Vấn đề 2 về chậm hướng dẫn quy trình đặt hàng dạy nghề, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng đã xây dựng hướng dẫn thực hiện quy trình đặt hàng dạy nghề và đã chỉ đạo mô hình điểm đặt hàng dạy nghề. Tổng cục dạy nghề ký với 39 trường về đào tạo nghề theo địa chỉ với 12.000 học sinh, đến nay đã đào tạo được 7.000 học sinh. Tới đây, sau tổng kết đánh giá sẽ đào tạo nhân rộng. Tuy nhiên, nội dung đã đáp ứng được nhu cầu xã hội và đáp ứng thế nào thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Đề nghị bổ sung mức xử phạt tội buôn lậu
Bộ trưởng Công Thương cho rằng cần tăng chế tài xử phạt nạn buôn lậu |
Liên quan đến quản lý thị trường, Bộ trưởng Bộ Công thương thừa nhận tình trạng buôn lâu, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng thực sự là vấn đề bức xúc. Theo Bộ trưởng, tình hình hàng giả, nhái, kém chất lượng dù theo thống kê cứ năm sau số vụ bắt giữ được, xử lý về quy mô tăng hơn năm trước. Bằng nhiều biện pháp, Bộ đã cố gắng xử lý nhưng chuyển biến chậm, Bộ trưởng Bộ Công thương xin nhận khuyết điểm trước QH về vấn đề này.
Về nguyên nhân, theo Bộ trưởng, đó là độ mở nền kinh tế lớn, mặt trái của kinh tế thị trường sâu hơn, chiều dài đường biên giới nước ta trên đất liền dài. Bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng vẫn còn tâm lý thích hàng ngoại đã vô hình chung làm hàng giả, nhái, phát triển; chế tài xử lý sai phạm đến nay chưa đủ sức răn đe. Bộ đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép điều chỉnh đề nghị bổ sung mức xử phạt với những hành vi này.
Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, một số kỳ họp gần đây Bộ đã báo cáo giải pháp và hôm nay tiếp tục báo cáo lại. Đầu tiên là nâng cao trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường; nâng cao năng lực, phẩm chất của của đội ngũ này; xây dựng đề án nâng cấp Cục quản lý thị trường thành Tổng cục Quản lý thị trường để nâng cao khả năng, điều kiện làm việc của lực; phổ biến và tuyên truyền pháp luật để là người dân hiểu rõ hơn trong mặt trận đấu tranh chống buôn lậu; tăng cường kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm với sai phạm liên quan đến quy định luật thương mại. Ngoài ra, tiếng nói của nhân dân, phát hiện của báo chí rất quan trọng, vì vậy Bộ trưởng kiến nghị người dân và truyền thông thấy lực lượng thị trường sai phạm thì tích cực phản ánh. “Chúng tôi cam kết xử lý nghiêm túc sai phạm”, Bộ trưởng Huy Hoàng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31