Cao huyết áp nên uống những loại trà thảo dược
Dưới đây là các loại trà có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp:
Trà hoa cúc
Hoa cúc có vị không đắng, tốt nhất là dùng loại cúc đại đóa màu trắng hoặc loại cúc trắng có hoa nhỏ hơn. Mỗi lần dùng khoảng 3g hoa cúc, chế nước sôi uống thay trà, ngày dùng 3 lần.
Bạn có thể dùng hoa cúc với kim ngân hoa, cam thảo sắc nước uống, có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, thanh nhiệt giải độc. Có hiệu quả rõ rệt với người cao huyết áp và xơ vữa động mạch
Ảnh minh họa.
Trà táo mèo
Thành phần dưỡng chất có trong quả táo mèo có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm dãn mạch máu, hạ đường máu, hạ huyết áp. Thường xuyên uống trà táo mèo có tác dụng rõ rệt trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Cách dùng 1-2 quả táo mèo non ngâm uống thay trà.
Trà lá sen
Thực tế sử dụng lá sen có tác dụng làm giãn mạch máu, thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp, giảm béo. Ngoài ra lá sen còn là phương thuốc hiệu nghiệm làm hạ mỡ trong máu.
Cách dùng: Dùng một nửa chiếc là sen rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm lượng nước vừa phải, đun sôi để nguội thay trà.
Trà hoa hòe
Dùng trà hoa hòe sẽ giúp chữa được bệnh cao huyết áp, thanh nhiệt, giấc ngủ sâu, sáng mắt, vững thành mạch tim. Ngoài ra hoa hòe còn có tác dụng khác như làm co giãn mạch máu, giảm đau.
Cách dùng: cho hoa cúc, hoa hòe, chè xanh mỗi thứ 3g, tán bột thô vào 1 cốc, đổ nước sôi đậy nắp ngâm 5 phút. Ngày uống 1 thang và uống dần sẽ thấy được hiệu quả.
Trà hà thủ ô
Hà thủ ô có tác dụng hạ mỡ máu, giảm hình thành huyết khối. Người bệnh cao huyết áp thường xuyên dùng trà hà thủ ô có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt.
Cách dùng: Hà thủ ô 20-30g, cho thêm nước, đun sôi trong 30 phút, đợi khi bớt nóng thì uống, ngày dùng một liều.
Trà tâm sen
Tâm sen là phần chồi mầm màu xanh nằm trong hạt sen, vị rất đắng, có tác dụng rất tốt làm hạ mỡ trong máu.
Cách dùng: Tâm sen 12g, chế với nước sôi uống thay trà, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Ngoài tác dụng hạ mỡ máu, còn có tác dụng thanh nhiệt, an thần, trợ tim.
Trà quyết minh tử
Trong đông y, quyết minh tử có tác dụng hạ mỡ máu, mát gan, sáng mắt. Thường xuyên uống trà quyết minh tử để điều trị cao huyết áp.
Cách dụng: Ngày dùng 15-20g quyết minh tử chế nước sôi uông thay trà. Đây là phương thuốc hiệu nghiệm để điều tị bệnh cao huyết áp và các chưng bệnh đau đầu chóng mặt, mắt mờ nhìn không rõ.
Trà râu ngô
Trà râu ngô không chỉ có tác dụng hiệu quả trong điều trị cao huyết áp mà còn có tác dụng khác như cầm tiêu chảy, cầm máu, lợi tiểu và tốt cho dạ dày.
Cách dùng: Hãm nước sôi uống thay trà, ngày uống nhiều lần, mỗi lần dùng từ 20-30. Ứng dụng lâm sàng trong Đông y, râu ngô có tác dụng tốt điều trị chứng cao huyết áp và chừng phù nề do viêm thận gây nên.
Trà đỗ trọng
Trà đỗ trọng là một loại trà chữa được bệnh cao huyết áp, bạn chỉ cần chọn lấy lá đỗ trọng, chè búp xanh loại tốt, với lượng bằng nhau. Sau đó tán chúng thành bột, trộn đều và cho vào túi nhỏ bằng giấy lọc, mỗi túi 6g, cất giữ nơi khô ráo. Ngày uống từ 1 – 2 lần, mỗi lần 1. Bạn cũng có thể lấy 10g lá đỗ trọng, 3g chè pha nước sôi 10 phút hoặc đổ nước đun sôi kỹ, ngày uống một thang, uống nóng. Không những trà có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp mà còn có công dụng: bổ gan thận, cường gân cốt.
Nguồn Vn Media
Nên xem

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

MU và Man City bất phân thắng bại

Nhận định trận Bologna - Napoli: Cuộc chiến không khoan nhượng tại Renato Dall’Ara
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37