Cảnh giác với các thiết bị công nghệ cao lọt vào phòng thi
Kỹ sư Việt thiết kế vũ khí công nghệ cao | |
Cảnh giác tội phạm sử dụng công nghệ cao |
Chính vì vậy, mỗi giám thị tham gia kỳ thi không chỉ làm tốt công tác coi thi, mà còn cần có “nghiệp vụ”, kỹ năng để phát hiện việc thí sinh sử dụng thiết bị gian lận thi cử.
Minh họa của ĐAN. |
Cứ alo là có
Những năm trước đây, cứ đến gần mùa thi việc mua bán các loại thiết bị công nghệ thông minh lại tràn lan, công khai trên mạng. Cũng không khó để một người lên mạng như Youtube, Facebook… gõ từ khóa tai nghe siêu nhỏ, hay thiết bị công nghệ… thì ra hàng loạt thông tin.
Trong vai một người đang có nhu cầu cần về một chiếc tai nghe siêu nhỏ vòng đeo cổ, chúng tôi gọi vào số máy 097.123.xxx được đăng công khai trên các clip Youtube. Đầu dây bên kia là một giọng nam xưng tên là Vũ nghe máy, giọng nói có vẻ người này đang còn trẻ. Trong quá trình chia sẻ để mua hàng, người đàn ông bên kia đầu dây khá kiệm lời và không muốn nói chuyện qua điện thoại. Người này nói muốn kết bạn qua zalo để trao đổi sau đó tắt máy.
Sau một hồi lâu, chúng tôi gọi lại vào số máy nói trên và tiếp tục hỏi chuyện. Lúc này, người đầu dây bên kia đã mạnh dạn tiếp chuyện và chia sẻ rất nhiều. Anh Vũ nói đang ở khu vực Ngã Tư Sở nhưng từ chối gặp trực tiếp. Nếu cần và có nhu cầu mua thật thì sẽ mang hàng đến tận nơi.
Theo anh Vũ, năm nay vẫn chủ yếu là các loại hàng cũ như loại thiết bị tai nghe siêu nhỏ dưới dạng thẻ ATM, tai nghe siêu nhỏ cắm sim có vòng dây hay tai nghe siêu nhỏ dạng móc khóa ôtô...
Để lọt qua được mắt giám thị, người này hướng dẫn ngụy trang ở trên khắp cơ thể như kẹp ở nách, bắp tay hay dán ở túi áo, nếu là con gái bỏ vào trong áo ngực thì rất khó phát hiện.
Cán bộ coi thi phải có “nghiệp vụ”
Một cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao (PC50, Công an Hà Nội) cho rằng, ngoài công tác đấu tranh phát hiện các đối tượng buôn bán các loại thiết bị trái pháp luật thì cần sự vào cuộc của tất cả các đơn vị kể cả người thân của thí sinh. Đặc biệt, cán bộ coi thi cũng cần phải có “nghiệp vụ”, kỹ năng để phát hiện những biểu hiện khác lạ, nghi ngờ kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm quy chế thi cử.
“Nếu thí sinh sử dụng tài liệu hay thiết bị thì luôn cảnh giác, hay có những động thái bất thường trong quá trình làm bài. Chính vì vậy, cán bộ cần phải chú ý và bám sát từng thí sinh” - cán bộ này nói thêm.
Tại Hội nghị thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức thi THPT quốc gia 2018 vào sáng 16.6 tại Thanh Hóa, ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh Thanh tra Bộ GDĐT cho rằng, để kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo tính khách quan, công bằng, việc thanh tra, giám sát đóng vai trò hết sức quan trọng. Năm nay, Bộ GDĐT sẽ tăng cường công tác này, để đảm bảo những người tham gia tổ chức thi phải làm đúng chức trách của mình theo quy chế.
“Giả sử máy tính thì chỉ cần để trên bàn, nhưng khi cần dùng nó cho việc chụp ảnh thì sẽ buộc phải nâng cao máy lên. Hay giả sử thí sinh có dùng tai nghe dạng không dây thì trong quá trình truyền thông tin ra có thể phải lẩm bẩm miệng để đọc nội dung và trao đổi về đề. Giám thị trách nhiệm và chú ý có thể phát hiện ra bất thường” - ông Bằng cho hay.
“Thời gian qua, Bộ GDĐT đã tổ chức nhiều buổi tập huấn nghiệp vụ coi thi cho lực lượng giám thị. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ trông thi, hướng dẫn thí sinh thực hiện đúng quy chế, giám thị cũng được chia sẻ những kinh nghiệm để phát hiện việc thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao trong gian lận thi cử” - đại diện Bộ GDĐT nói thêm.
Thêm quy chế mới “siết” an toàn phòng thi Nhằm tăng cường công tác đảm bảo, bảo mật tính công bằng, khách quan, chặt chẽ hơn, tại Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành nhiều nội dung mới để tránh tối đa những tiêu cực. Ông Nam Nhật Minh - Phó phòng Quản lý thi và Tuyển sinh (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT) - thông tin: “Để đảm bảo quản lý các bài thi của thi sinh an toàn từ phòng thi cho đến khi chấm, năm nay bộ cũng đưa vào các quy định từ quy cách niêm phong hay việc kiểm đếm của cán bộ phải kỹ lưỡng. Phó trưởng điểm thi đến từ các trường ĐH cũng phải ký vào các tem nhãn niêm phong. Đặc biệt, cán bộ coi thi và cán bộ chấm thi phải đăng ký chữ ký và được lưu giữ lại cùng với bài thi của thí sinh để sau này có vấn đề phát sinh cần so sánh thì có cơ sở truy và kiểm chứng. Bộ cũng quy định thêm thứ tự phát phiếu trả lời trắc nghiệm khi thống nhất vẽ hẳn sơ đồ bố trí gửi về các đơn vị để tránh việc giám thị cố tình chọn một đề nào đấy để phát cho thí sinh nào đó”. |
Theo Nguyễn Huyên - Cao Nguyên/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02