Mở cửa Nhà hát lớn Hà Nội cho du khách tham quan:

Cần xem lại khung thời gian và giá vé

Nhà hát Lớn Hà Nội từ lâu vốn là địa chỉ khó vào đối với đoàn nghệ thuật lẫn khách du lịch. Thế nhưng dự kiến tháng 6 tới đây, Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ mở cửa đón khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và thưởng thức nghệ thuật. Đây là tin vui và cũng là cơ hội lớn cho ngành Du lịch Thủ đô.
can xem lai khung thoi gian va gia ve Tháng 6, Nhà hát Lớn Hà Nội mở cửa đón khách du lịch
can xem lai khung thoi gian va gia ve Vở cải lương "Hừng đông" vào Nhà hát Lớn
can xem lai khung thoi gian va gia ve Nữ nghệ sĩ Célimène Daudet tái ngộ khán giả Việt Nam
can xem lai khung thoi gian va gia ve “Khoảnh khắc giao mùa” ở Nhà hát Lớn Hà Nội

Chủ trương “mở cửa”

Theo ông Đỗ Mạnh Hà, Phó giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội, trong quá trình hoạt động gần 20 năm, ngoài việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật chất lượng cao, Nhà hát đã đón tiếp, phục vụ và giới thiệu lịch sử, kiến trúc của Nhà hát cho hàng trăm đoàn khách chủ yếu là du khách nước ngoài. Loại hình này hiện nay vẫn đang hoạt động song chưa có sự đầu tư và truyền thông, quảng bá bài bản mà chủ yếu là do khách tự tìm đến.

Theo khảo sát thì nhu cầu của du khách cũng khá phong phú nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nội dung như: Thăm quan nhà hát để chụp ảnh, tìm hiểu kiến trúc và lịch sử nhà hát; Thăm quan nhà hát và xem chương trình nghệ thuật đặc sắc bao gồm các thể loại nghệ thuật truyền thống, cổ điển bác học, xiếc tạp kỹ; Thăm quan bên trong nhà hát để tìm hiểu kiến trúc và lịch sử nhà hát, xem chương trình nghệ thuật đặc sắc và ăn tiệc, café giải khát.

can xem lai khung thoi gian va gia ve
Dự kiến, Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ mở cửa đón khách du lịch vào tháng 6 tới đây.

Qua theo dõi và khảo sát cho thấy đối tượng có nhu cầu trên thường rơi vào nhóm các đoàn khách du lịch đi theo tour của các công ty lữ hành hoặc các du khách nước ngoài đi theo các nhóm nhỏ, gia đình hay kiểu “Tây ba lô”. Khách trong nước thường là các cá nhân, nhóm nhỏ, gia đình, các đoàn khách từ các tỉnh thành trên cả nước.

Từ việc phân tích nhu cầu và đối tượng có nhu cầu trên, ông Hà cho biết, sẽ thiết kế các sản phẩm văn hóa phải đáp ứng được mọi đối tượng, tức là ngoài các đối tượng nêu trên, thì cần hướng tới cả học sinh, sinh viên. Bởi là đối tượng có số lượng rất lớn và luôn có nhu cầu, sở thích muốn được vào bên trong Nhà hát Lớn Hà Nội để thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ học tập và xem biểu diễn mà từ trước tới nay họ chưa được tiếp cận.

Trong thời gian qua, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Nhà hát Lớn Hà Nội và Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp xây dựng chương trình nghệ thuật biểu diễn tại Nhà hát Lớn với mục đích đưa nơi đây thành một điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Theo kế hoạch, sẽ có hai chương trình dành cho du khách với tần suất 2 buổi/tuần gồm: Tham quan nhà hát; tham quan và xem biểu diễn nghệ thuật. Đối với chương trình tham quan và xem biểu diễn nghệ thuật, du khách sẽ được tiếp đón trong phòng gương, thưởng thức trà, được trải nghiệm lô VIP, nghe giới thiệu về lịch sử, kiến trúc..; đến tầng 3 tìm hiểu không gian trưng bày các tư liệu, hình ảnh, hiện vật gắn với nhà hát.

Ngoài ra, du khách cũng được tiếp cận với các hoa văn, họa tiết, mái vòm của khán phòng, quan sát toàn bộ không gian sân khấu và khán giả từ trên cao…Cuối cùng du khách sẽ xuống tầng 1 để xem chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc (thời lượng khoảng 30 phút).

Được biết, mức giá dự tính cho chương trình thăm quan và xem biểu diễn nghệ thuật là 400.000 đồng/khách; chương trình thăm quan nhà hát là 120.000 đồng/ khách.

Cần phải có sự điều chỉnh

Nhà hát Lớn Hà Nội đã tồn tại hơn 100 năm và trải qua bao biến cố lịch sử cùng Thủ đô Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, ngay cả khi chưa mở cửa, nơi đây vẫn là một địa điểm thu hút khách du lịch trong lẫn ngoài nước. Sau khi có thông tin về chủ trương “mở cửa”, hầu hết các công ty lữ hành đều rất phấn khởi và vui mừng.

Tuy nhiên, tại cuộc tọa đàm “Xây dựng sản phẩm du lịch, khai thác chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch tại Nhà hát Lớn” được tổ chức mới đây, các đơn vị lữ hành đã đóng góp ý kiến để xây dựng tour chuất lượng hơn.

Về giá vé, nhiều đơn vị cho rằng với 400.000 đồng/khách cho việc xem và tham quan tại Nhà hát Lớn là quá cao so với mặt bằng giá một số chương trình nghệ thuật bởi tiêu biểu như vé xem múa rối nước chỉ với 80.000 đồng. Hay vé thăm quan 120.000 đồng cũng khá cao so với mặt bằng chung của các bảo tàng, di tích khác chỉ 30.000 đồng.

Về thời gian, nhiều đơn vị lữ hành cũng cho rằng, việc thực hiện chương trình tham quan kết hợp xem biểu diễn nghệ thuật 2 buổi/tuần, nhất là vào khung giờ 10h15 đến 11h45 là chưa hợp lý bởi các công ty du lịch sẽ rất khó sắp xếp thời gian.

Ngoài ra, việc xem biểu diễn nghệ thuật vào buổi trưa rất khó để có thể “cảm thụ” được. Bà Trịnh Thị Thảo, Giám đốc Công ty Du lịch Tia sáng Mekong cho biết: “Thông thường, chúng tôi sẽ chọn buổi sáng để thực hiện các chuyến tham quan ngoài trời, vào buổi chiều hoặc tối sẽ đến các địa điểm trong nhà và kết hợp xem các chương trình nghệ thuật thì hợp lý hơn” .

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc đã được người Pháp xây dựng cách đây hơn 100 năm, từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhà hát Lớn Hà Nội từ khi xây dựng đến nay đã qua một lần trùng tu vào năm 1995 và hoàn thành vào năm 1997, hiện nay vẫn giữ nguyên kiến trúc phương Tây đặc trưng. Từ khi đất nước độc lập, đây là nơi đón tiếp những nguyên thủ quốc gia và nhân vật có ảnh hưởng tầm quốc tế tham dự các sự kiện tổ chức tại Nhà hát như: Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga V.Putin, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Chủ tịch Microsoft Bill Gate.... Dự kiến, Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ mở cửa đón khách du lịch vào tháng 6 tới đây.

Về chương trình nghệ thuật “Sắc Việt” dài 30 phút do Cục Nghệ thuật Biểu diễn xây dựng cũng không gây ấn tượng cho các đơn vị lữ hành. Chương trình là tổng hợp các tiết mục gồm hòa tấu dàn nhạc, tuồng, múa, sáo, múa Rối…

“Xem một chương trình tổng hợp như vậy tôi không khỏi băn khoăn chủ đề chính ở đây là gì? Không cần trình độ của người đạo diễn mà chỉ cần bốc các tiết mục của các nhà hát vào là được. Đặt tên là Sắc Việt, nhưng tôi chưa nhận ra hồn Việt là gì ở đây…” - ông Nguyễn Hồng Nguyên, đại diện đơn vị Hanoi tourist cho hay.

Sau khi nghe các đơn vị góp ý, lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Nhà hát Lớn Hà Nội và Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã lắng nghe và hứa sẽ tiếp thu để chương trình tham quan thực sự đạt hiệu quả.

Đại diện Tổng cục Du lịch, ông Hà Văn Siêu – Phó tổng cục trưởng khẳng định, việc việc đưa khách du lịch đến Nhà hát Lớn là chủ trương đúng đắn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các bên sẽ phối hợp xây dựng cho được sản phẩm văn hóa phục vụ du khách có tính lâu dài, đặc sắc, hấp dẫn, đưa Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động