Cẩn trọng với tình trạng ngộ độc thực phẩm sau Tết
![]() | Cần tỉnh táo khi mua “siêu” thực phẩm |
![]() | 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo sẽ được điều tra, xử lý kịp thời |
“Ăn cho đỡ phí”
Chị Nguyễn Thị Thanh Hương (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Dịp Tết vừa qua tôi cũng mua rất nhiều thực phẩm, trong đó có nhiều đồ ăn chín, đồ ăn sống và rau củ, quả. Sau Tết còn thừa rất nhiều đồ, nhưng không nỡ bỏ đi vì thấy tiếc”.
Cũng với tâm lý trên, cô Xuân (ở quận Hà Đông) cho biết, hầu như nhà nào sau Tết Nguyên đán đều bị thừa đồ ăn, những vì nghĩ thực phẩm có tủ lạnh bảo quản sẽ không sao nên gia đình cô vẫn tiếp tục sử dụng thực phẩm còn lại cho đỡ phí.
![]() |
Người dân không nên dự trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh, vì thức ăn để lâu rất dễ bị quá hạn hoặc ôi thiu. |
TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - khuyến cáo, không nên tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh vì sau Tết khoảng mùng 2 là nhiều chợ, siêu thị đã mở cửa. Người dân cũng không nên vì tiếc những thức ăn thừa trong dịp Tết như: Giò, chả, thịt đông... kể cả bánh chưng, mà ăn khi có dấu hiệu thiu, mốc sẽ rất nguy hiểm. Nhẹ có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhưng nếu nặng dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.
“Thường xuyên kiểm tra toàn bộ đồ ăn thừa trong tủ lạnh, vệ sinh tủ lạnh. Nếu phát hiện loại đồ ăn nào để quá lâu, hoặc đã quá hạn sử dụng hay có dấu hiệu thiu, mốc thì cần loại bỏ ngay khỏi tủ lạnh nhằm tránh ảnh hưởng tới những đồ ăn còn lại. Việc nhiều người dân thường cắt phần mốc quanh bánh chưng và ăn phần còn lại sẽ rất nguy hiểm. Một khi bánh chưng đã mốc tức là thời hạn sử dụng của bánh đã hết, nên không nên tiếc” - TS Phong cho biết.
“Mọi người không nên coi tủ lạnh là “bảo bối” cất giữ thức ăn lâu dài bởi tủ lạnh chỉ có thể bảo quan thực phẩm trong thời hạn nhất định. Khi đồ ăn để quá lâu trong tủ lạnh dễ bị biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe” - TS Phong nhấn mạnh.
Thống kê của Bộ Y tế trong 9 ngày Tết Bính Thân (từ ngày 6.2 đến 14.2), cả nước ghi nhận gần 1.500 lượt người khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hóa; trong đó có 2 ca tử vong. Vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người mắc nhất xảy ra tại hộ gia đình ở thôn Tấu Trên, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) do ăn thịt trâu chết, khiến 34 người mắc, 9 người phải nhập viện cấp cứu, rất may không có trường hợp tử vong. Cũng theo Bộ Y tế, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bảo đảm VSATTP được toàn ngành y tế, các địa phương và cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc.
Tiếp tục công tác VSATTP sau Tết
Theo TS Nguyễn Thanh Phong, đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường triển khai công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý, tổ chức lực lượng thường trực sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp trong công tác điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi có sự cố ATTP xảy ra. Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung tại Kế hoạch số 1066/KH-BCĐTƯ VSATTP ngày 30.11.2015 của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP sau Tết Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016.
Sau Tết là mùa lễ hội diễn ra trong cả nước và người dân khi đến các tụ điểm lễ hội nên chọn các điểm ăn uống đảm bảo VSATTP, tránh trường hợp ăn phải thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã để quá lâu gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Cục ATTP cũng chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tại địa phương tăng cường công tác tuyên truyền bảo đảm ATTP và thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo nội dung hướng dẫn của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những vi phạm ATTP và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; đồng thời, tăng cường kiểm soát ATTP đối với cơ sở chế biến xuất ăn sẵn, bếp ăn tập thể và kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tăng cường công tác bảo đảm VSATTP sau Tết Bính Thân và trong mùa Lễ hội Xuân 2016.
Trang Thu
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58