Cần nhiều hơn những công trình công cộng dành cho người khuyết tật
Nhiều người vô tư thả chó tại nơi công cộng | |
Triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng: Kinh nghiệm từ những cách làm hay, sáng tạo | |
Cần có cơ chế để hợp với thực tiễn |
Ở nước ta nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình cũ, chưa chú ý tới việc xây dựng các làn đường tiếp cận dành cho NKT. Đôi khi chỉ những bậc tam cấp ngay cửa ra vào, những rào chắn... ở một số nơi công cộng đã khiến mọi con đường, cánh cửa, mọi cơ hội có thể đóng lại đối với họ.
|
Tại nhiều tòa nhà, công trình công cộng, nhà ga, bến xe, trên các tuyến đường, vỉa hè, cầu vượt dành cho người đi bộ nhiều nơi bố trí thiếu những làn đường trượt dốc và hệ thống tay vịn dành cho họ. Trong khi đó, tại nhiều cơ quan, văn phòng, nhà chung cư chưa bố trí điểm đỗ xe dành riêng cho xe 3 bánh, thậm chí có nơi từ chối nhận trông loại phương tiện này.
Theo quan sát của phóng viên, trên địa bàn Thủ đô không quá dễ để có thể tìm thấy một nơi có các công trình công cộng, phương tiện giao thông xây dựng riêng biệt dành cho NKT. Tại một số điểm dừng đón khách của xe buýt ở Hà Nội hầu hết các phương tiện đều chưa phù hợp cho người khuyết tật sử dụng như cửa xe hẹp, gầm xe cao, điểm dừng xe buýt không có đường tiếp cận để NKT có thể lên xe…
Chia sẻ về việc NKT tiếp cận với các công trình công cộng, chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc cho biết: “Từ góc độ cá nhân mình thấy NKT còn gặp nhiều khó khăn để tiếp cận với các công trình công cộng mặc dù Chính phủ cũng như các tổ chức xã hội, cộng đồng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện vấn đề này.
Nhiều công trình công cộng đã được xây mới hoặc sửa chữa, tuy nhiên vẫn gặp một số vấn đề như: khi xây dựng không hiểu rõ về tiêu chuẩn tiếp cận dẫn đến công trình không phù hợp, khó sử dụng hoặc xây xong rồi, nhưng nhiều người không hiểu về tác dụng của nó, nên sử dụng cho 1 mục đích khác (để đồ, làm nhà kho...) từ đó NKT lại không thể sử dụng và còn vô vàn lý do khác khiến công trình tiếp cận có thể có nhưng lại không được đi vào thực tế”.
Thực tế, bản thân NKT thường có tâm lý tự ti, khép mình và ngại giao tiếp với những người xung quanh, để hòa nhập cộng đồng, học tập và làm việc, họ muốn có thể trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông và sử dụng các phương tiện, công trình công cộng. Do đó các công trình công cộng nếu đầu tư xây dựng có tính đến nhu cầu của người khuyết tật sẽ giúp họ hoà nhập và đóng góp vào sự phát triển xã hội một cách dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59