Triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng: Kinh nghiệm từ những cách làm hay, sáng tạo
Thúc đẩy thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức | |
Hiệu ứng từ hai Bộ Quy tắc ứng xử của TP Hà Nội: Ghi nhận ở một tổ dân phố | |
Nhiều chuyển biến khi thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử |
Minh chứng rõ nét là quá trình triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng do Thành phố ban hành tại các địa bàn dân cư, tổ dân phố đã có những cách làm hay, những giải pháp sáng tạo. Qua đó, nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, tác động sâu rộng đến từng con người, gia đình, cơ quan, đơn vị.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bao hàm những nội dung ứng xử văn hoá nơi công cộng, UBND phường Phạm Đình Hổ đã tổ chức triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng vào đời sống xã hội, bằng nhiều hình thức và biện pháp đồng bộ hiệu quả như: Phát tờ rơi, treo Panô, áp phích, tuyên truyền, quán triệt, lồng ghép trong các hội nghị của Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể nhân dân, hướng dẫn tổ chức hội thi tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng...
Phường Nguyễn Du thường xuyên tổ chức toạ đàm về thực hiện Quy tắc ứng xử. |
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) phường chú trọng tổ chức tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phối hợp triển khai sâu rộng việc xây dựng “Tổ dân phố văn hoá” lấy gia đình là hạt nhân cuộc vận động, để xây dựng “Gia đình văn hoá” nhằm hình thành cộng đồng dân cư văn hoá và chọn đối tượng vận động chính là xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch – văn minh”.
MTTQ phường đã chọn địa bàn dân cư số 5 làm điểm thực hiện cuộc vận động để nhân rộng địa bàn. Kết quả, trong 3 năm qua, 2 tổ dân phố 5A và 5B của địa bàn dân cư số 5 liên tục được công nhận “Tổ dân phố văn hoá”.
“Suy nghĩ về chấn chỉnh trật tự văn minh đô thị và thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, chúng tôi rút ra là: Mọi người ai cũng muốn điều tốt đẹp và thuận tiện cho mình, nhưng cách nghĩ và làm của mỗi người không hoàn toàn giống nhau, nhiều người chưa có ý thức tôn trọng luật lệ chung và quan tâm, tôn trọng người khác. Muốn vận động mọi người thống nhất thực hiện theo một quy định chung, phải có những giải pháp tâm lý phù hợp, người biết điều dễ tiếp thu, còn người tính tình nóng nảy thì phải lựa cách nói với họ thế nào để họ không bộc lộ phản ứng. Tuyên truyền giáo dục xây dựng nếp sống văn minh phải rất kiên trì, thường xuyên, tương đối lâu dài. |
Ông Nguyễn Công Chất – Chủ tịch Uỷ ban MTTQ phường Phạm Đình Hổ cho biết, trong công tác tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, phường Phạm Đình Hổ ngoài việc tổ chức hội nghị cho cán bộ cơ sở, phát tờ rơi, tổ chức hội thi ứng xử văn hoá nơi công cộng, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ phường còn thường xuyên hàng tháng tổ chức đoàn giám sát thực tế về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên các tuyến phố trong phường.
“Việc làm này vừa làm công tác tuyên truyền thực hiện các ứng xử về trật tự văn minh đô thị, vừa nắm tình hình phản ánh với UBND, Công an phường kiểm tra xử lý vi phạm, vừa làm căn cứ đánh giá thi đua giữa các địa bàn dân cư. Mọi giải pháp hình thức tuyên truyền, vận động đều nhằm tạo dấu ấn trong nhận thức của người dân, mong sao người dân tự giác thực hiện, hình thành nếp sống văn minh đô thị, thiết thực nâng cao đời sống văn hoá tinh thần trực tiếp cho mỗi người dân” – ông Chất cho hay.
Tại Địa bàn dân cư số 6, phường Cầu Dền, cứ hàng sáng thứ Bảy, bà con nhân dân lại cùng nhau dọn dẹp vệ sinh khu phố. Bà Tạ Thị Miên - Phó Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Địa bàn dân cư số 6, phường Cầu Dền cho biết:“MTTQ cùng các chi hội đoàn thể và tổ dân phố làm nòng cốt duy trì tổng vệ sinh hàng tuần vào sáng thứ Bảy; kiểm tra, nhắc nhở 02 lần/tháng các gia đình, cá nhân thực hiện đảm bảo trật tự đô thị, không kinh doanh lấn chiếm ngõ đi công cộng gây cản trở giao thông; giữ gìn vệ sinh tại gia đình cũng như ngõ xóm.
Trong đó, công tác tuyên truyền phải duy trì thường xuyên, không nóng vội, phải có kế hoạch cụ thể, trú trọng công tác kiểm tra rút kinh nghiệm. Bước đầu có chuyển biến về nhận thức, có thay đổi hành vi, nếp sinh hoạt theo hướng tích cực hơn trong các cơ quan công sở cũng như ở địa bàn dân cư trên địa bàn phường về thực hiện nếp sống văn minh đô thị”.
Cụ thể, năm 2018 trên địa bàn phường không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Công tác đảm bảo trật tự đô thị, duy trì đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt trong các giờ cao điểm được lực lượng công an, dân phòng tự quản phường tích cực triển khai thực hiện; công tác sắp xếp trật tự đô thị trong các tuyến ngõ được trú trọng thường xuyên, đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân, hạn chế được các bức xúc phát sinh. Đặc biệt, giao tiếp ứng xử của cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường cũng có nhiều thay đổi tích cực: Biết quan tâm, chia sẻ, sinh hoạt và phát ngôn nơi công cộng thể hiện có văn hóa, đúng quy định của pháp luật.
Tại phường Nguyễn Du, MTTQ phường cũng thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm về thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công động. Các ý kiến phát biểu đều hoan nghênh những nội dung quy định nêu trong quy tắc ứng xử rất rõ ràng, cần thiết để xây dựng nếp sống văn minh của Thủ đô.
Nhiều người liên hệ với địa bàn dân cư mình, xác nhận có nhiều nét trong nếp sống của các gia đình ở tổ dân phố bảo đảm được theo yêu cầu, nhưng vẫn cần giáo dục nhắc nhở thường xuyên để thực sự chuyển biến trong ý thức của người dân. Các ý kiến cũng nêu ra khu vực cần chấn chỉnh văn minh đường phố là các cửa hàng bán cà phê, đồ ăn uống không được bày bàn ghế lấn chiếm vỉa hè và sửa biển hiệu cho hợp lý.
Từ ý kiến này, Chi ủy và Ban công tác Mặt trận đã mời UBND phường và Công an phường cùng đi dọc hè phố khảo sát hiện trạng, sau đó bàn thống nhất phương án chấn chỉnh cụ thể. Tổ công tác đã gặp trực tiếp các hộ bán hàng trao đổi, điều rất mừng là phần lớn các hộ đã tiếp nhận ngay ý kiến nêu ra, dẹp gọn bàn ghế, sẵn sàng sửa lại biển hiệu. Chỉ vài hôm sau, nhiều biển hiệu được sửa đẹp và gọn, làm khung cảnh hè phố đẹp hẳn lên.
Các ý kiến tại Tọa đàm cũng bàn luận về những nội dung khác, như cách sống của mỗi gia đình cần giữ gọn gàng ngăn nắp, phải biết tôn trọng các gia đình xung quanh không gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của nhà khác. Ví như, nhà nào còn dùng bếp than tổ ong phải thay bằng dùng bếp gas hoặc bếp điện, khi sửa chữa nơi ở có đụng chạm đến nhiều gia đình khác phải có trao đổi để cùng thông cảm và chia sẻ với nhau.
Những buổi Toạ đàm như vậy thật sự hiệu quả. Điển hình như sau buổi Toạ đàm tại Địa bàn dân cư số 7, ở số nhà 13 đã thống nhất được cả 10 hộ gia đình chung sống tại đây về phá bỏ khu vệ sinh chung cũ quá bẩn, cải tạo sân chung cho rộng chỗ để xe; và ở số nhà 7 các hộ có sửa sang chỗ ở đã thỏa thuận được với nhau vui vẻ. Cuộc sống chung trong cộng đồng được cởi mở, thân ái, cư xử nhẹ nhàng với nhau.
Bác Vũ Hy Chương, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Địa bàn dân cư số 7, phường Nguyễn Du cho hay: “Suy nghĩ về chấn chỉnh trật tự văn minh đô thị và thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, chúng tôi rút ra là: Mọi người ai cũng muốn điều tốt đẹp và thuận tiện cho mình, nhưng cách nghĩ và làm của mỗi người không hoàn toàn giống nhau, nhiều người chưa có ý thức tôn trọng luật lệ chung và quan tâm, tôn trọng người khác.
Muốn vận động mọi người thống nhất thực hiện theo một quy định chung, phải có những giải pháp tâm lý phù hợp, người biết điều dễ tiếp thu, còn người tính tình nóng nảy thì phải lựa cách nói với họ thế nào để họ không bộc lộ phản ứng. Tuyên truyền giáo dục xây dựng nếp sống văn minh phải rất kiên trì, thường xuyên, tương đối lâu dài.
Nhất là thay đổi hẳn nếp nghĩ, cách sống của người dân là không hề đơn giản. Nhưng trên hết vì một nếp sống văn minh thanh lịch của Người Hà Nội vẫn là mong mỏi của tất cả người dân Thủ đô nên phải kiên trì quyết tâm thực hiện”.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01