Căn hộ 25m2, cơ hội và thách thức

(LĐTĐ) Việc Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 21/2019/TT-BXD cho phép xây căn hộ chung cư 25m2, được xem là thông tin tích cực trên thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, căn hộ 25m2 đáp ứng nhu cầu người thu nhập thấp, người độc thân, có thể có lợi trước mắt cho các nhà đầu tư BĐS vì nhà nhỏ, giá thấp. Tuy nhiên, đằng sau là những băn khoăn về vấn đề quản lý dân số đô thị, mang tính chất hệ lụy lâu dài... 
can ho 25m2 co hoi va thach thuc Nên hay không cho phép xây căn hộ trên 25 m2?
can ho 25m2 co hoi va thach thuc Bộ Xây dựng đề nghị TPHCM nghiên cứu cho phép xây dựng căn hộ 25m2
can ho 25m2 co hoi va thach thuc Cho phép xây dựng căn hộ 25m2: Góc nhìn của các chuyên gia
can ho 25m2 co hoi va thach thuc
Chung cư cũ, gồm nhiều căn hộ có diện tích nhỏ đã bộc lộ nhiều bất cập

Bài học từ lịch sử

Nổi bật màu sơn vàng đã úa màu thời gian, lọt thỏm giữa những tòa nhà cao tầng hiện đại là những chung cư, nhà tập thể cũ, minh chứng của một giai đoạn phát triển của Hà Nội. Đây cũng là nơi sinh sống, gắn bó hàng chục năm qua của hàng triệu người. Ngày đó, những khu tập thể cũ có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, bách hóa… đáp ứng nhu cầu sống của cư dân. Giữa hai dãy nhà thường có khoảng sân rộng, nơi vui chơi của cả người già và trẻ con...

Từ những căn hộ trong mơ của nhiều hộ gia đình, theo thời gian cũng như nhu cầu xã hội thay đổi, các căn hộ này bắt đầu bị cơi nới thêm những chuồng cọp để có chỗ phơi quần áo, nấu ăn, thậm chí là cơi thêm để làm một phòng ngủ. Không ít hộ dân còn tự ý xây chồng tầng lên để ở. Chính vì vậy, những khu chung cư này ngày một xuống cấp trầm trọng.

Sân chơi trước kia giờ đây trở thành bãi để xe, quán nước khiến không gian lúc nào cũng chật chội. Cầu thang đi lên các tầng của chung cư là chiếc cửa nhỏ, ngày càng lún sâu so với mặt đường, ẩm mốc quanh năm. Các bức tường thì bong tróc, nứt nẻ, chằng chịt dây diện chạy đan xen như mạng nhện...

Bà Nguyễn Thị Loan, cán bộ nghỉ hưu ở Khu tập thể nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo chia sẻ, gia đình tôi thuộc vào những cư dân đầu tiên của khu tập thể này. Ngày đó dọn đến nhà mới, ai cũng hồ hởi, thích lắm, nhưng thời gian qua đi, gia đình có thêm con cái, rồi cháu chắt... căn hộ 50m2 trở nên chật chội, bí bách. Gia đình đã nhiều lần phải cơi nới thêm để có không gian sinh hoạt nhưng mọi thứ vẫn rất bất tiện.

Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, các căn hộ chung cư cũ đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Giờ đây, chung cư cũ đã bộc lộ nhiều bất cập cả về thiết kế không gian sống. Một số tòa nhà đã xuống cấp trầm trọng đặt ra vấn đề về an toàn cho người dân. Đặc biệt là vấn đề về phòng cháy chữa cháy hiện đang là vấn đề đặc biệt quan tâm. Nhiều biện pháp đã được đưa ra nhưng khả quan và tối ưu nhất vẫn là “đập đi xây lại” vì những tồn tại hiện nay là không thể khắc phục triệt để. Nhưng vấn đề pháp lý trong việc tháo dỡ các tòa nhà chung cư cũ đang là bài toán khó.

Không áp dụng máy móc

Câu chuyện căn hộ diện tích 25m2 đã thu hút rất nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Nhiều ý kiến ủng hộ cho rằng căn hộ nhỏ phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc gia đình nhỏ và đảm bảo được khả năng đáp ứng về mặt tài chính của những người thu nhập còn hạn chế. Bên cạnh đó, căn hộ nhỏ còn giúp các dự án “đẩy” được hàng nhằm thoát khỏi tình trạng thị trường BĐS “đóng băng”.

Trong khi đó, ý kiến phản đối cho rằng, nếu giảm diện tích tối thiểu của căn hộ thương mại xuống còn 25m2 thì dù trước mắt có vẻ giúp một số người thu nhập thấp có chỗ ở, nhưng sẽ gây áp lực về hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội ở khu vực có dự án và về lâu dài có thể gây nên tình trạng các khu “nhà ổ chuột” trên cao.

“Nhìn chung, căn hộ 25 m2 đáp ứng nhu cầu người thu nhập thấp, người độc thân, có thể có lợi trước mắt cho các nhà đầu tư bất động sản vì nhà nhỏ, giá thấp, nhu cầu cao sẽ dễ bán. Nhưng sau đó là câu chuyện quản lý dân số đô thị, vấn đề trường học, giao thông và tất cả những sinh hoạt cộng đồng cũng sẽ liên đới” – TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.

Nhiều ví dụ được dẫn ra để minh chứng cho việc xây ồ ạt nhà diện tích nhỏ. Dự án nhà ở xã hội Kim Văn - Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) tập trung tới 4 tòa nhà cao 45 tầng, mỗi tầng 25 căn hộ, diện tích từ 58-69m2/căn. Như vậy, chỉ trên diện tích khoảng 2ha có tới hơn 4.000 căn hộ với khoảng 1,6 vạn cư dân sinh sống, nhiều hơn cả dân số phường Trần Phú (quận Hoàng Mai), tạo áp lực đến công tác quản lý nhân khẩu, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy… Dự án cũng không có đất dành cho cây xanh, vườn hoa, trường học nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của cư dân…

Thực tế này cho thấy, nếu ở nơi mật độ dân số đã quá tải rồi mà vẫn áp dụng tỷ lệ 25% số căn hộ trong dự án thì sẽ tạo thuận lợi cho việc gia tăng dân số. Khi dân số bị đẩy lên cao thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giao thông, môi trường như vậy tất cả điều kiện sống đều bị ảnh hưởng. Do đó, thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng quy định về tỷ lệ 25% căn hộ có diện tích 25m2 là khá máy móc. Chỉ nên xem đây là tiêu chí trần để không được vượt qua, còn đối với các vùng, địa phương thì phải cân nhắc các tỷ lệ này cho phù hợp.

Đặc biệt, việc cho phép xây dựng căn hộ diện tích 25m2 nên ở những khu đô thị mới sẽ thuận lợi hơn. Với các khu đô thị đã xây, không nên cho phép tách các căn hộ, chia nhỏ thành 25m2 để rao bán. Đối với những dự án đã được phê duyệt với chức năng văn phòng, thương mại, dịch vụ, không được biến tướng, chuyển đổi thành nhà ở.

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, việc cho phép xây dựng các căn hộ diện tích 25 m2 chỉ là giải pháp tình thế để đáp ứng nhu cầu nhà ở trong bối cảnh hiện tại, nhưng về lâu dài sẽ để lại hệ lụy cho thế hệ sau, nhiệm kỳ sau.

Dẫn giải cho ý kiến này, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, hiện nay, mức trung bình diện tích nhà ở của Việt Nam là 23 m2/người và chúng ta đang phấn đấu đến năm 2030 tăng lên đến 25 – 30 m2/người. Nếu căn hộ 25 m2 đưa vào sử dụng cho các hộ gia đình thì diện tích bình quân trên đầu người chỉ còn khoảng 12 m2, điều này rõ ràng có độ “lùi” so với Luật nhà ở quy định trước đó.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 mỗi người dân có 20 m2 nhà ở. Việt Nam đang quyết liệt giảm những nhà cấp 4, nhà tạm, nhà ổ chuột như vậy thì tại sao lại phát triển những căn hộ 25 m2?

Bài học về những khu tập thể, chung cư cũ ở Hà Nội hiện vẫn còn làm đau đầu các nhà quản lý. Rõ ràng, những căn hộ này có ưu điểm rất lớn ở thế hệ trước nhưng hiện nay lại là bất cập, là vấn đề nóng để lại nhiều hệ lụy. Thực tế, nếu không được quản lý chặt, căn hộ thương mại 25m2 từ một người ở có thể phát sinh ra thành 3, 4 người ở. Không những thế, căn hộ diện tích nhỏ sẽ có nguy cơ bị cơi nới, không còn theo thiết kế ban đầu mà thành “ổ chuột trên cao”.

Do đó, vấn đề đầu tiên là phải làm tốt từ công tác quy hoạch, đặc biệt ở khu vực nội đô liên quan đến các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình dịch vụ. Chính quyền địa phương cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát chủ đầu tư thực hiện dự án sau khi có văn bản hướng dẫn. Bởi không loại trừ sẽ có nhiều chủ đầu tư "lạm dụng" việc này để khai thác tối đa công suất căn hộ được cho phép, dễ dẫn đến nguy cơ vượt quá quy mô dân số.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động