Cần có động thái mạnh
Hàng nghìn thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn xét tuyển năm 2018 | |
Điểm thi trung bình của các khối xét tuyển đại học hầu hết là 15 |
Nhiều trường Đại học xét tuyển từ mức 12-13 điểm
Như báo Lao động Thủ đô đã phản ánh trên số báo 83 ra ngày 12/7, bắt đầu từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chính thức bỏ quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với các ngành không đào tạo giáo viên. Điều này khó tránh khỏi việc một số trường đại học vì để tuyển đủ sinh viên theo chỉ tiêu mà "vơ bèo vạt tép".
Đúng như dự báo, những ngày qua, nhiều trường đại học đã công bố mức điểm sàn xét tuyển chỉ từ 12 – 13 điểm. Ngày 13/7, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (Đại học Thái Nguyên) ban hành văn bản số 85/TB-ĐHKTCN, thông báo ngưỡng điểm xét tuyển đối với từng ngành đào tạo hệ Đại học chính quy theo điểm thi THPT Quốc gia năm 2018.
Thí sinh và phụ huynh có mặt tại Ngày hội tư vấn xét tuyển Đại học – Cao đẳng năm 2018 được tổ chức tại trường Đại học Bách Khoa. Ảnh: P.T |
Theo văn bản này, trong số 17 ngành đào tạo của trường, chỉ có 8 ngành nhận mức điểm 13. 9 ngành còn lại như Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật cơ khi động lực… thí sinh chỉ cần đạt 12 điểm là đủ điều kiện nộp hồ sơ. Cũng cùng trong ngày 13/7, trường Đại học Xây dựng Miền Trung công bố mức điểm sàn xét tuyển là 11 điểm. Sau một ngày, trường đã điều chỉnh tăng mức điểm lên 12.
Ngày 14/7, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng chính thức công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 trình độ Đại học chính quy năm 2018 dành cho thí sinh xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia và theo phương thức xét tuyển học bạ THPT. Theo đó, đối với phương thức xét tuyển dùng kết quả kỳ thi THPT, 29/31 ngành của trường này có điểm sàn xét tuyển là 12 điểm. Hai ngành còn lại có điểm xét tuyển trên 12 là ngành Dược học lấy 13 điểm và ngành Răng Hàm Mặt lấy 18 điểm.
Hay như tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á. Trong năm học này, nhà trường tuyển sinh theo 2 phương thức: Xét tuyển dựa trên học bạ THPT và xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia. Trong đó với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia, điều kiện trường đưa ra là tốt nghiệp THPT, xếp loại hạnh kiểm Khá trở lên và điểm xét tuyển từ mức ngưỡng đảm bảo chất lượng do nhà trường quy định. Tuy nhiên tiêu chí đảm bảo chất lượng theo quy định của trường ra sao thì chưa được nhà trường nêu cụ thể.
Điểm đầu vào thấp không đồng nghĩa với chất lượng thí sinh thấp
Ngày 11/7, Bộ GDĐT công bố điểm chuẩn, các trường Đại học trên cả nước đã bắt đầu công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển. Đây cũng là thời điểm các thí sinh đang cân nhắc mức điểm thi THPT Quốc gia để thay đổi, đăng ký thêm nguyện vọng bổ sung để có thêm tấm vé vào đại học. So với năm 2017, phổ điểm thi THPT Quốc gia năm nay thấp hơn hẳn. Do đó, mức điểm chuẩn vào từng trường cũng được dự báo sẽ giảm so với năm trước.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT), với mức học phí như chúng ta đang duy trì tại các trường đại học hiện nay thì phải nói rằng hệ thống giáo dục đại học đã rất cố gắng để đào tạo phần lớn nguồn nhân lực cho đất nước ở tất cả các ngành nghề khác nhau. Trong đó có những ngành nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước mà còn có thể tham gia thị trường lao động quốc tế.
Phân khúc về chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục đại học đang ngày càng rõ và đáp ứng yêu cầu đa dạng của người học. Hiện nay, cả nước đã có rất nhiều chương trình chất lượng cao như chương trình tiên tiến, chương trình kỹ sư tài năng ở các trường với mức học phí vượt lên trên mức đại trà. Bên cạnh đó, còn có các trường giảng dạy các chương trình quốc tế. “Cũng vì có sự phân khúc ngày càng rõ nét cho nên sẽ có một số trường yếu thế trong cạnh tranh của toàn hệ thống.
Trong khi toàn hệ thống đang chú ý đến chất lượng thì cũng có một số trường gặp khó khăn. Vì vậy, nếu theo dõi các phương tiện truyền thông một vài ngày gần đây thì các bậc phụ huynh và thí sinh có thể thấy thông tin phản ánh rằng, năm nay là năm đầu tiên Bộ GDĐT cho phép các trường tự quy định ngưỡng điểm chất lượng đầu vào. Đó là tiến trình đảm bảo sự tự chủ cho các trường đại học.
Và chính sự tự chủ đó cũng là để phân khúc chất lượng đào tạo trong hệ thống để các em học sinh có thông tin tốt hơn, chứ không phải tất cả mọi trường đều theo ngưỡng mà Bộ GDĐT đưa ra. Như vậy, các em đã có thông tin những trường nào chất lượng đào tạo cao, chú trọng đến chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình, chất lượng đầu ra và những trường nào gặp khó khăn trong duy trì chất lượng phải hạ thấp chất lượng đầu vào mới mong có nguồn tuyển sinh” - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng cho biết thêm, Bộ GDĐT đã thông tin rất rõ cho xã hội, thí sinh để các em có sự lựa chọn đúng đắn. Đối với một số trường đưa ra ngưỡng chất lượng đầu vào quá thấp thì Bộ GDĐT đã trực tiếp trao đổi với lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo nhà trường đã thay đổi chính sách chất lượng của mình. “Ngày 18/7 là ngày cuối cùng các trường công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Nếu có trường vẫn đưa ra với mức quá thấp thì Bộ GDĐT sẽ kiểm tra, thanh tra điều kiện đảm bảo chất lượng của trường đó xem có đủ đảm bảo chất lượng không. Nếu như không đủ theo đúng quy định thì Bộ có thể giảm chỉ tiêu, dừng tuyển sinh… để đảm bảo chất lượng của hệ thống giáo dục nói chung” – Vụ trưởng Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định.
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng nhấn mạnh thêm rằng không phải năm nay điểm đầu vào thấp hơn năm ngoái mà chất lượng giáo dục đại học hay chất lượng của thí sinh năm nay thấp hơn. Bởi vì đề thi năm nay có tính phân loại cao hơn và điểm ưu tiên khu vực ảnh hưởng đến khoảng 83% thí sinh hưởng điểm này đã giảm 1/2.
Do vậy điểm đầu vào của các trường chắc chắn thấp hơn năm ngoái. Điều đó chỉ phản ánh tương quan điểm thi với một đề thi cụ thể mà không phải là chất lượng nói chung. Những nội dung này thí sinh phải phân biệt rõ giữa chất lượng đầu vào của một vài trường ở tốp thấp trong hệ thống với mặt bằng điểm nói chung để có nhận định phù hợp”.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12